
-
Giám đốc Công ty HP102 Việt Nam bị cáo buộc chiếm đoạt 60 tỷ đồng của nhà đầu tư
-
Bóc gỡ đường dây mua bán hóa đơn trái phép giá trị “khủng”
-
Chuyển hồ sơ sang công an điều tra vụ HDTC bán 10 lô đất bằng 9 hợp đồng
-
Bình Định: 113 mỏ hoạt động khai thác khoáng sản đã lắp camera giám sát
-
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 21 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu" -
Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức lĩnh 21 năm tù, bồi thường 102 tỷ đồng
TIN LIÊN QUAN | |
Thanh Hóa: Xét xử vụ hỗn chiến giành bãi ngao trên sông Yên | |
Thanh Hóa: Bắt khẩn cấp 7 đối tượng trong vụ "thủy chiến" bãi ngao |
Ngày 3/4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hóa tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tranh chấp bãi ngao trên sông Yên, giáp ranh giữa 2 xã Quảng Nham huyện Quảng Xương và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
![]() | ||
Các bị cáo và nhân chứng tại phiên tòa |
Nhiều tranh cãi
Trong phần xét hỏi, các bị cáo của cả hai bên Hải Châu (Tĩnh Gia) và Quảng Nham (Quang Xương) đều không ai thừa nhận việc bên nào gây ra hậu quả trước.
Theo các bị cáo bên phía Quảng Nham, trong lúc họ đang đánh bắt ngao như thường ngày thì thấy 2 bè và 1 thuyền của người dân bên phía Hải Châu kéo sang dùng hung khí như: Thép phi nhọn hai đầu, dao, kiếm, gạch đá… tấn công vào các bè của phía Quảng Nham, sau đó Quảng Nham mới chống trả lại.
Khi hỏi một số người chứng kiến và bị cáo bên phía Quảng Nham, thì tất cả họ đều thừa nhận rằng phía Hải Châu đã dùng những loại hung khí trên để tấn công họ. Họ cũng cho rằng: “Nếu phía Hải Châu không tấn công thì người dân Quảng Nham không bao giờ chống trả. Mấy năm trở lại đây người dân Quảng Nham đã nhiều lần bị phía Hải Châu xua đuổi, đàn áp”.
Tuy nhiên, về phía Hải Châu, các bị cáo lại cho rằng họ không dùng những loại hung khí trên mà chỉ dùng gạch đá (?!). Sau khi ẩu đả, phía Hải Châu tháo chạy thì bị nhóm người của Quảng Nham vây đánh và dùng các loại hung khí bằng sắt để tấn công…
Xuất hiện tình tiết mới
Bị cáo Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Tuyển bị VKSND tỉnh Thanh Hóa truy tố về tội “giết người” với nhận định: “Tuyển tiếp tục nhảy xuống sông chém anh Dương Văn Quân nhiều nhát vào vùng đầu và mặt khi anh Quân đang bơi ở sông có độ sâu khoảng 8 – 10 m và bỏ mặc hậu quả xảy ra. Anh Quân thoát chết là do ngoài ý muốn của Tuyển khi được vợ chồng anh Dũng – Thủy cứu vớt. Còn Phạm Văn Thành, sau khi chém anh Dầu còn cầm dao nhảy xuống sông chém anh Tô Quốc Dũng khi anh Dũng đang bám vào cọc giữa sông…”.
Trong phần tranh tụng, luận sư Vũ Văn Thiệu, đại diện cho 11 bị cáo, trong đó có bị cáo Thành và Tuyển có đưa ra một số chi tiết cho rằng Tuyển không cố ý giết người và người bị Tuyển chém không phải là anh Quân (người bị tổn hại sức khỏe 38%).
“Tuyển khẳng định chém người dưới nước đội mũ bảo hiểm, còn anh Quân khẳng định mình không đội mũ bảo hiểm mà đội mũ phớt. Như vậy ở đây xuất hiện thêm 1 người khác nữa đội mũ bảo hiểm, nên thân chủ của tôi không thể bị truy tố về tội giết người, vì không có căn cứ”, luận sư Thiệu lập luận.
Cũng theo luận sư Thiệu, bị cáo Phạm Văn Thành bị truy tố về tội giết người, trong quá trình lấy lời khai lại không có luật sư chỉ định là sai phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự.
“Việc ra một bản án không có căn cứ pháp lý, sai phạm nghiêm trọng trong tố tụng khi không có luật sư nhưng lại có bút lục trong bản khai và bị ép cung nên tôi đề nghị trả hồ sơ vụ án bổ sung lại”, luật sư Thiệu nói.
Trong khi đó luật sư Lê Văn Kiên, đại diện cho gia đình bị hại Tô Quốc Dũng thì cho rằng, Cơ quan CSĐT đã bỏ lọt tội phạm. Theo luật sư Kiên, những người lái tàu, bè tham gia cuộc hỗn chiến trên sông cũng cần phải đưa ra xét xử mới công bằng và luật sư này cũng yêu cầu tòa án trả lại hồ sơ điều tra lại.
Trước diễn biến của vụ án có nhiều tình tiết mới, nên chiều ngày hôm nay (3/4), Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Lê Thanh Hùng đã trả toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát, đề nghị Cơ quan CSĐT bổ sung thêm chứng cứ vì trong quá trình xét xử xuất hiện thêm tình tiết mới.
Như Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đã đưa tin, do lợi ích kinh tế của nguồn lợi thủy sản (ngao), các hộ dân 2 bên bờ sông Yên thuộc khu vực xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia đã tranh chấp về địa giới để khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Ngày 7/7/2013, các hộ dân cả 2 bên đã xung đột, dùng gạch đá và các loại hung khí mang theo, đi bè mảng ra giữa sông Yên tạo nên cuộc “hỗn chiến” kinh hoàng.
Hậu quả, có 3 người bị chết gồm ông Tô Văn Dũng (SN 1952), ông Lê Văn Hiệu (SN 1966) cùng ngụ xã Hải Châu; và anh Lê Kim Cương (ngụ xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương). Vụ hỗn chiến cũng khiến 11 người khác bị thương, trong đó có 9 người ở huyện Tĩnh Gia, 3 người ở huyện Quảng Xương, đồng thời thiệt hại nhiều tài sản khác.
Sĩ Chức
-
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 21 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu" -
“Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật -
“Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 4: Tung 3 chiêu, “hô biến” triệu tỷ đồng khỏi ngân hàng -
Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức lĩnh 21 năm tù, bồi thường 102 tỷ đồng -
Đề nghị thu hồi 15.651 m2 đất của Công ty Thuốc lá Đà Nẵng -
Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư LDG -
Liên quan Việt Á, cựu Giám đốc CDC Nam Định bị tuyên phạt 16 năm 6 tháng tù
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024
-
Đèn Led cao cấp KingLux mang đến cái nhìn mới về đèn và sử dụng ánh sáng
-
Vừa mua 3 công ty của Mỹ, FPT lại tiếp tục mua công ty tư vấn của Pháp
-
BASF truyền đam mê khoa học cho học sinh qua hai thí nghiệm trực tuyến mới
-
Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
-
BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp