-
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á -
Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản dự kiến đầu tư lên đến 35% vào công ty AI mới của FPT
Ứng dụng Bluezone |
Đối với công tác phòng, chống dịch hiện nay, việc thần tốc truy vết F0, lập danh sách F1, F2 là rất quan trọng nhằm khống chế lây lan. Khi số ca bệnh ít, nhân viên y tế và các lực lượng khác có thể truy vết được, nhưng khi số ca bệnh tăng cao, sẽ không đủ nhân lực để thực hiện việc truy vết trực tiếp tại địa bàn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho hay, nguồn nhân lực hạn chế mà dịch bệnh lại phức tạp, nên giải pháp công nghệ là lựa chọn tối ưu. Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch. Một trong những mục đích quan trọng của quyết định này là hỗ trợ thực hiện khai báo y tế điện tử giúp quản lý, theo dõi và phát hiện sớm ca bệnh phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống Covid-19.
Theo đó, người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.
Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.
Để kiểm soát dịch tại Thủ đô, ngày 11/6, Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Y tế Hà Nội đã chính thức ra mắt “Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội” phục vụ công tác phòng chống dịch. Bản đồ giúp thống kê, phát hiện các vấn đề liên quan đến Covid-19 quanh địa bàn TP. Hà Nội. Nguồn dữ liệu, số liệu về dịch tễ được cập nhật liên tục.
Từ tình hình thực tế dịch ở Bắc Giang khác rất nhiều so với những ổ dịch tại các địa phương trước đó kể cả về quy mô, mức độ lẫn thời gian diễn biến, mới đây nhóm chuyên gia của Bộ Y tế khi về Bắc Giang hỗ trợ chống dịch đã ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch khung về lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát, truy vết.
Với sự hỗ trợ của Cục Công nghệ thông tin, tỉnh Bắc Giang đã thành lập Tổ giám sát, truy vết điện tử gồm 15 thành viên. Các thành viên của Tổ được cấp tài khoản, tập huấn khai thác dữ liệu từ Hệ thống thông tin quản lý khai báo y tế để giám sát, truy vết.
Tổ đã thực hiện hàng ngàn cuộc gọi cho người dân khai báo y tế có triệu chứng hoặc có yếu tố dịch tễ, hướng dẫn người dân biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng người hoặc chuyển thông tin cho tuyến xã, huyện tiến hành xác minh, xử lý trực tiếp. Dựa trên thông tin của hệ thống, Tổ đã phát hiện gần 100 ca F1 đang cách ly tại nhà và đã chuyển thông tin cho tuyến huyện quản lý theo quy định.
Nhằm giúp kiểm soát cách ly và phân loại đối tượng nguy cơ tại các khu công nghiệp, tránh để dịch lây lan nhanh, theo ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cơ quan này đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để đưa vào sử dụng phần mềm chuyên biệt quản lý lao động.
Phần mềm sẽ bao gồm đầy đủ thông tin về mỗi lao động như tên tuổi, số chứng minh nhân dân, quê quán, số điện thoại, đặc biệt là các trường thông tin về nhà máy làm việc được cụ thể xuống tận phân xưởng, những chuyế́n xe, biển số, danh tính tài xế mà lao động đi về hàng ngày, cũng như nơi ở trọ và cả thông tin, liên hệ của những người ở cùng phòng, khu trọ, từ đó truy xuất ra các doanh nghiệp khác liên quan rất nhanh và đơn giản.
Phần mềm này hỗ trợ đắc lực cho công tác truy vết, khoanh vùng, bởi khi cần phân tích về̀ một đối tượng, chỉ cần nhấn vào tên của đối tượng đó, lập tức sẽ nắm đủ các thông tin về cả chủ thể lẫn tất cả những người có liên quan.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Bkav khẳng định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát huy sức mạnh trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam. Đầu tiên là việc ứng dụng camera AI vào việc xác định các đối tượng nhập cảnh trái phép. Camera có thể chạy 24/7 và phát đi cảnh báo cho cơ quan chức năng ngay khi phát hiện người nhập cảnh trái phép. Điều này không chỉ giúp kiểm soát người nhập cảnh hiệu quả, mà còn tối ưu về con người, giảm rủi ro cho đội ngũ canh gác.
Tiếp theo là theo dõi hoạt động giãn cách ở những nơi công cộng hoặc trong khu cách ly. Đội ngũ y tế không thể theo dõi sát sao từng nhóm người mọi lúc, mọi nơi, nhưng camera AI thì có thể phát hiện được ai đang không đeo khẩu trang, ở đâu đang có tụ tập đông người.
Ngay cả trong triển khai tiêm vắc-xin Covid-19, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, công nghệ cũng được ứng dụng triệt để. Các điểm tiêm sẽ được kiểm soát chặt chẽ trên hệ thống điều hành tiêm chủng online, người dân tiến hành đăng ký tiêm chủng qua app và qua tin nhắn.
-
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Thiết kế đột phá trên iPhone 17 Pro -
ChatGPT gặp sự cố toàn cầu, người dùng lao đao -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á -
Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản dự kiến đầu tư lên đến 35% vào công ty AI mới của FPT
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- Lộ diện đơn vị phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai