-
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ -
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội, Nguyễn Thị Hà Thành đã dùng thủ đoạn vay tiền của nhiều người dưới hình thức gửi sổ tiết kiệm đồng sở hữu, sau đó cầm cố sổ tiết kiệm, lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng, của PVComBank 49,4 tỷ đồng, của Ngân hàng Việt Á gần 274 tỷ đồng và của nhiều cá nhân khác là 63 tỷ đồng. Tổng số tiền Thành đã chiếm đoạt là hơn 433 tỷ đồng.
Liên quan tới các khoản vay tại Ngân hàng Việt Á, 10 cá nhân là cựu lãnh đạo, cán bộ ngân hàng bị Viện Kiểm sát cáo buộc đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định.
Đóng vai trò lớn nhất trong nhóm bị cáo tại Ngân hàng Việt Á là Quản Trọng Đức, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, kiêm Trưởng phòng giao dịch Đông Đô; Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Đông Đô.
Bên cạnh đó, nhiều nhân viên ngân hàng khác đã nhận sự chỉ đạo, dặn dò của Đức để giúp sức cho Thành thuận lợi trong tất cả các khâu từ gửi tiết kiệm, thẩm định hồ sơ vay, nhận tiền giải ngân và tất toán khoản vay.
Trong số các hợp đồng, có một số khoản Thành vay trên 20 tỷ đồng. Theo quy định của Ngân hàng Việt Á, các khoản vay trên 20 tỷ đồng phải có chấp thuận của Hội sở ngân hàng này.
Đối với các khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt, bị cáo Quản Trọng Đức lập hồ sơ vay, trình Hội sở ngân hàng quyết định. Trong quá trình này, Đặng Thị Quỳnh Hương, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân, Phòng giao dịch Đông Đô đã chỉ đạo nhân viên lập tờ trình để Hương và Đức ký đề xuất.
Tuy nhiên, Đặng Thị Quỳnh Hương đã không cùng với chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân gặp trực tiếp khách hàng để thẩm định các vấn đề liên quan, do đó đã không kiểm soát được tính chính xác, trung thực về thông tin trên hồ sơ vay kèm tờ trình.
Trước câu hỏi về các khoản giải ngân từ năm 2016 đến năm 2018, Nguyễn Thị Hà Thành trả lời, mỗi lần giải ngân đều trích 1 - 2% cho cán bộ ngân hàng. Bị cáo này cũng cho rằng, nếu không có khoản này, chắc chắn ngân hàng sẽ không giải ngân.
Liên quan tới lời khai của Nguyễn Thị Hà Thành về việc “lại quả” 1 đến 2% giá trị tiền được giải ngân, bị cáo Thu Hương khai, nhiều lần cầm tiền giúp Thành đưa lại cho Quỳnh Hương, vì trong số tiền giải ngân có một phần tiền mà Thành vay của Quỳnh Hương. Bị cáo này thừa nhận, cũng biết trong đó có số tiền cảm ơn Thành đưa cho Quỳnh Hương.
Trong phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát, bị cáo Quản Trọng Đức thừa nhận hành vi của mình theo cáo trạng, nhưng cho rằng mình làm đúng theo thẩm quyền.
Bị cáo này khẳng định, Đặng Thị Quỳnh Hương nói việc ký tên trên các tờ trình với khoản vay trên 20 tỷ đồng là làm theo yêu cầu Hội sở Ngân hàng Việt Á. Tờ trình có nội dung cơ bản: Họ tên khách hàng, giá trị sổ tiết kiệm, giá trị mức tiền vay…
Phản hồi về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Việt Á cho biết, sau khi nhận hồ sơ, tờ trình, Hội sở ra thông báo yêu cầu thực hiện các bước ký trước camera, tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ trình, đơn vị kinh doanh phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, khi luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng, câu trả lời chưa rõ, nên hỏi lại: “Hội sở có thẩm định lại sau khi giải ngân không?”, thì đại diện Ngân hàng Việt Á không trả lời.
Một số câu hỏi khác liên quan tới các khoản vay của Nguyễn Thị Hà Thành tại Ngân hàng Việt Á của luật sư bào chữa cho các bị cáo, đại diện ngân hàng này cũng không trả lời vào trọng tâm.
Trong vụ án này, nhiều bị hại có các khoản vay đã đề nghị được rút tiền, nhưng phía Ngân hàng Việt Á đã không chấp thuận đề nghị này. Số tiền trên đã bị phong tỏa.
Luật sư Phạm Thành Tài, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại Triệu Hùng Cường và Triệu Tuyết Trinh nhận định, phía Ngân hàng Việt Á cho rằng các cán bộ ngân hàng làm sai, bởi hợp đồng tiền gửi ký với các cá nhân không đúng (chỉ được phát hành sổ tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân).
Theo đó, căn cứ vào Giấy ủy quyền số 16A/GUQ-Q.TGĐ/2017 ngày 21/3/2017 của Ngân hàng Việt Á, do ông Nguyễn Văn Hào, quyền Tổng giám đốc ký, trong đó có nội dung ủy quyền cho giám đốc, phó giám đốc chi nhánh; trưởng phòng giao dịch ký các loại hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng tiền gửi, văn bản thanh lý hợp đồng tiền gửi đối với hợp đồng tiền gửi có ký hạn đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức; các loại hợp đồng tiền gửi khác trong quá trình huy động vốn theo từng sản phẩm, dịch vụ quy định của Ngân hàng Việt Á trong từng thời kỳ.
Bởi vậy, luật sư Phạm Thành Tài cho rằng, việc vi phạm của cán bộ ngân hàng thì phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm, còn việc từ chối trả cho khách hàng số tiền đã gửi tại ngân hàng, đồng thời phong tỏa hàng trăm tỷ đồng của khách hàng để chịu trách nhiệm cho những thiệt hại phát sinh từ vi phạm của chính cán bộ ngân hàng là không đúng bản chất.
-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Điện mặt trời Lộc Ninh 3: Xây dựng trái phép vẫn được “cho qua” -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024