Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Vụ xếp hàng mua hàng hiệu thanh lý: Gucci khẳng định “không liên quan"
Thanh Hương - 16/08/2014 10:56
 
Công ty TNHH Gucci Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Gucci cuối cùng đã lên tiếng là họ cũng như các đại diện được ủy quyền của mình, không có bất kỳ liên quan nào tới hoạt động “bán thanh lý” các mặt hàng được coi là sản phẩm của Gucci, do HAFASCO đề xuất và thực hiện tại Hà Nội từ ngày 15/8 đến 18/8/2014.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hàng hiệu thanh lý, giá chỉ 5.000 USD
Phạt 2 cơ sở bán hàng nhái Hermes tại HN
Grandluxe mở rộng phân phối tại Việt Nam
Không thể tưởng tượng được "hàng hiệu" giá… 1.000 đồng
Hàng nghìn đồ hiệu Gucci Milano giảm giá vẫn ế

Trước đó, vào ngày 7/8, vụ thanh lý hàng hiệu Gucci và Milano được mở bán tại số 13, Đinh Lễ, Hà Nội đã làm nóng thị trường.

Không ít dân "mê" hàng hiệu đã đổ xô tới điểm bán hàng thanh lý với hy vọng mua được hàng, gây tắc nghẽn cả một khu phố. Trong số hàng thanh lý, có nhiều loại hàng thời trang, từ ví, giầy, thắt lưng... được xem là cực kỳ hấp dẫn, khi chỉ bằng 40-60% giá gốc.

  Vụ xếp hàng mua hàng hiệu thanh lý: Gucci khẳng định “không liên quan  
  Người tiêu dùng lựa chọn các hàng hiệu thanh lý  

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội (Hafasco, thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội - Hapro), đơn vị chịu trách nhiệm bán lô hàng này ra thị trường cho hay, chủ công ty đại diện phân phối chính hãng Gucci, Milano tại Việt Nam đã được Trung tâm đấu giá của Hà Nội mời mua, nhưng cũng từ chối.

"Hafasco vốn không quan tâm hàng hiệu vì đó không phải là thế mạnh của công ty. Khi quyết định mua, chúng tôi rất lăn tăn, thấy rủi ro nhiều vì vốn bỏ ra không hề nhỏ, nên rất lo sẽ không thể bán được. Theo công bố, giá gốc của lô hàng là 29,6 tỷ đồng", bà Giang nhấn mạnh.

Trao đổi với Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, đại diện Công ty TNHH DX - chủ đầu tư hệ thống LUALA, đơn vị đang điều hành hệ thống Milano sau khi thương hiệu này dính vào vụ việc bị tịch thu hàng hóa nói trên cho hay, có tiến hành khảo sát lô hàng này, nhưng không dám mua lại. Lý do là bởi sự thiếu quan tâm đến bảo vệ hình ảnh hay chất lượng sản phẩm cho nhãn hàng.

Trên thực tế, ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản hay là Trung Quốc, việc mua được hàng hiệu chính hãng với mức giảm giá có thể lên tới 90% so mức giá ban đầu không phải là hiếm khi người tiêu dùng tới hệ thống outlet mall, chuyên bán hàng lỗi mốt với sự có mặt của những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như Valetino, Burberry, Dior,Furla, Salvatore Ferragamo…

Tuy nhiên, tại các outlet mall, hàng hiệu chính hãng dù là lỗi mốt vẫn được bảo quản, nâng niu cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn của chính hãng khiến khách hàng không ngại ngần khi rút ví nếu tìm thấy mặt hàng ưng ý.

 Bởi vậy, sự thờ ơ của các nhãn hàng nổi tiếng liên quan với các sản phẩm được bắt giữ cũng là dễ hiểu, bởi hàng hiệu có tiêu chí, đẳng cấp riêng về danh tiếng và chất lượng sản phẩm.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư