
-
Tăng trưởng và tín dụng xanh
-
Quảng Bình thúc đẩy tiến độ dự án môi trường bền vững TP. Đồng Hới
-
Thúc đẩy các giải pháp tạo ra lợi nhuận từ tín chỉ carbon
-
Tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp được tập trung đẩy mạnh
-
WB cho Việt Nam vay 350-400 triệu USD thực hiện đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp -
ESG sẽ là yếu tố quyết định và tất yếu trong các thương vụ M&A
![]() |
Một tuyến đường ở Rongan, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, bị ngập nước lũ sau những trận mưa lớn ngày 5/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN |
Đó là cảnh báo do Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc (WMO) vừa đưa ra.
La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường, xảy ra cứ sau hai đến bảy năm. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất là vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. Ở Đông Nam Á, nó thường gây ra lượng mưa trên mức trung bình và lũ lụt.
WMO cho biết có 70% khả năng sự kiện La Nina kéo dài sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là tháng 8 tới. Một số dự đoán thậm chí còn cho thấy nó có thể tồn tại đến năm 2023.
Nếu đúng như vậy, đây sẽ là chu kỳ La Nina kéo dài 3 năm liên tiếp lần thứ ba ở Bắc bán cầu từng được ghi nhận kể từ năm 1950.
Hiệu ứng này có tác động rộng rãi đến thời tiết trên khắp thế giới, gây tác động trái ngược với El Nino - hiện tượng mặt biển nóng lên ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu.
WMO cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á và Australia. Hiện tượng này cũng được cho là sẽ gây ra mùa bão mạnh trên trung bình ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, WMO nhấn mạnh tác động của các hiện tượng khí hậu tự nhiên như La Nina đang ngày càng gia tăng do trái đất nóng lên.
"Biến đổi khí hậu do con người gây ra làm khuếch đại tác động của các sự kiện tự nhiên như La Nina và đang ngày càng ảnh hưởng đến các hình thái thời tiết", người đứng đầu WMO, ông Petteri Taalas khẳng định. Ông chỉ ra các biến đổi cụ thể như nắng nóng gay gắt hơn, hạn hán, nguy cơ cháy rừng, cũng như lượng mưa và lũ lụt kỷ lục.

-
IMF kêu gọi các chính phủ loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch -
Thúc đẩy các giải pháp tạo ra lợi nhuận từ tín chỉ carbon -
Tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp được tập trung đẩy mạnh -
Chuyển đổi xanh - con đường nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may -
WB cho Việt Nam vay 350-400 triệu USD thực hiện đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp -
Chủ động đáp ứng tiêu chuẩn ESG để gia tăng đơn hàng -
ESG sẽ là yếu tố quyết định và tất yếu trong các thương vụ M&A
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển