
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
![]() |
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala ngày 12/6 tuyên bố có một lộ trình để đạt được thỏa thuận toàn cầu nhằm cung cấp thêm nhiều vaccine phòng COVID-19 cho các nước đang phát triển, bất chấp sự bất đồng liên quan tới vấn đề quyền sở hữu trí tuệ của các công ty dược phẩm.
Phát biểu với phóng viên trước khi tham gia các cuộc thảo luận với lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Tổng Giám đốc WTO bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều thông tin rõ ràng hơn về chặng đường phía trước liên quan tới vấn đề từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vào tháng 7. Bà Okonjo-Iweala nêu rõ: "Điều này có thể khó khăn do một số quan điểm có thể khác khác biệt, song có một lộ trình. Tôi rất mong muốn thấy được tiến triển trước tháng 7".
Trước đó, các nước thành viên WTO nhất trí khởi động đàm phán chính thức về kế hoạch thúc đẩy cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho các nước đang phát triển, song quan điểm khác biệt gây khó khăn cho các cuộc đàm phán. Nam Phi và Ấn Độ, được sự ủng hộ của nhiều nước mới nổi, muốn tạm gác quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine và các phương pháp điều trị COVID-19 để các nhà sản xuất địa phương được sản xuất vaccine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ bản quyền vaccine ngừa COVID. Tuy nhiên, các nước phát triển khác, trong đó có nhiều nước có công ty dược phẩm lớn, cho rằng động thái này sẽ không thúc đẩy sản xuất và có thể ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Người đứng đầu WTO bày tỏ hy vọng đàm phán sẽ giúp đạt được thỏa thuận thiết thực, có lợi cho các nước đang phát triển cũng như bảo vệ hoạt động nghiên cứu và sáng tạo.

-
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 -
IMF đồng ý cấp khoản tín dụng mới trị giá 20 tỷ USD cho Argentina -
EU nới lỏng việc thực thi mục tiêu lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa Đông -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ -
Phản ứng của các bên về quyết định hoãn thuế của Mỹ -
Tổng thống Trump: Mọi thứ sẽ ổn, Mỹ sẽ lớn mạnh và tốt đẹp hơn bao giờ hết -
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm