
-
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai Dân số châu Á”
-
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam
-
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
-
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước
-
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn “Xây dựng cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” vào sáng ngày 12/6/2023 tại Hà Nội. Diễn đàn sẽ lấy ý kiến góp ý đối với nội dung này, tập trung trao đổi những vấn đề liên quan đến cơ chế thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn và xây dựng khung thử nghiệm chính sách cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 từ năm 2020, các quốc gia cũng nhìn nhận nghiêm túc hơn yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng; theo đó kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng.
Trên cơ sở tham mưu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Quyết định số 687/QĐ-TTg đã khẳng định chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
![]() |
Mô hình kinh tế tuần hoàn. |
Nhận thức được tính cấp thiết của việc cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, ngay từ năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động đề xuất thực hiện những nghiên cứu cơ bản, và tham vấn các chuyên gia, nhà đầu tư về kinh tế tuần hoàn. Bộ đã có báo cáo với Chính phủ về việc xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam từ đầu năm 2021.
Để tạo dựng "sức sống" cho các chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn thì cách tiếp cận tuần tự, truyền thống là không đủ. Bối cảnh phục hồi kinh tế cần có thêm động lực từ chính nỗ lực thúc đẩy "phục hồi xanh". Theo đó, một nhiệm vụ quan trọng để sớm cụ thể hóa các định hướng này là xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Nhiệm vụ này được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình Chính phủ vào quý II/2023.
Mục tiêu xây dựng chính sách là để các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sớm thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, phục hồi xanh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, việc tổng kết thi hành Nghị định sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn đề xuất 6 nội dung chính sách, gồm: khu công nghiệp, khu kinh tế; phân loại xanh; ưu đãi thuế; tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; tín dụng xanh, trái phiếu xanh; đào tạo lao động; đất đai.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Dự án Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và môi trường biển, diễn đàn được Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Cộng hòa Liên bang Đức (BMZ) ủy nhiệm cho Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện.

-
Hà Nội phấn đấu năm 2025 trồng mới hơn 700.000 cây xanh -
SUEZ và Sonadezi hợp tác chiến lược cung cấp giải pháp môi trường tích hợp cho khu công nghiệp tại Việt Nam -
Từ động đất Myanmar, nhìn lại khả năng chống chọi thiên tai của Việt Nam -
Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Xây khuôn khổ pháp lý cho sàn giao dịch các-bon trong nước -
Triển khai ESG, yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa -
Samsung Việt Nam khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025, tập trung vào phát triển bền vững
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển