Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Xử lý 102 trường hợp vi phạm hoạt động kinh doanh du lịch
Hồ Hạ - 03/12/2020 08:07
 
Thanh tra Sở Du lịch các tỉnh, thành phố đã xử lý vi phạm, phạt tiền đối với 102 trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hoạt động kinh doanh du lịch.

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Cụm thi đua Thanh tra Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương tổ chức Hội nghị Tổng kết thi đua năm 2020.

Hội nghị tổng kết thi đua Cụm thi đua Thanh tra Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, do Sở Du lịch Hà Nội, đơn vị Cụm trưởng năm 2020 chủ trì tổ chức.

.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Trung Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội cho biết, những năm qua, các địa phương đều tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra. Thanh tra các Sở Du lịch luôn bám sát chỉ đạo phát triển du lịch của Trung Ương và địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với hoạt động du lịch.

Thanh tra Sở Du lịch đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về du lịch; giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh; công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và xử lý đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm quy định pháp luật về du lịch.

Tại Hội nghị, ông Vũ Công Huy, Chánh thanh tra Sở Du lịch Hà Nội cho biết, năm 2020, Thanh tra Sở Du lịch các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện phong trào thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đạt được nhiều kết quả.

.
Ông Vũ Công Huy, Chánh thanh tra Sở Du lịch Hà Nội cho biết, năm 2020, Thanh tra Sở Du lịch các tỉnh, thành phố đã xử lý vi phạm, phạt tiền đối với 102 trường hợp tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt: 986.100.000 đồng.

Qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý vi phạm, phạt tiền đối với 102 trường hợp tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt: 986.100.000 đồng. Trong đó tham mưu UBND cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính với số tiền 95.000.000 đồng, chuyển hồ sơ sang cơ quan Thanh tra chuyên ngành liên quan đề nghị xử phạt số tiền 40.000.000 đồng, thu hồi 7.500.000 đồng.

Ngoài ra, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với 10 cơ sở lưu trú du lịch, 1 tàu lưu trú du lịch, thu hồi 10 thẻ hướng dẫn viên du lịch, tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành 15 tháng đối với 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Nội dung các vi phạm chủ yếu về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Du lịch các địa phương đều quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các khu, điểm du lịch có sử dụng phương tiện đường thủy nội địa phục vụ khách du lịch. Kiểm tra, nắm bắt tình hình về công tác phòng chống dịch Covid 19 và kịp thời chấn chỉnh, xử lý tình trạng hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch.

Định kỳ hàng năm, Thanh tra Sở Du lịch có kế hoạch phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chức năng cùng cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, trông giữ xe, thu gom rác thải,....

Cvới sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch thời gian qua, đặt ra nhiều thách thức cho lực lượng thanh tra Du lịch như: số lượng đơn vị hoạt động du lịch tăng, địa bàn rộng, nhiều hình thức kinh doanh, công nghệ thông tin được ứng dụng, đòi hỏi khắt khe của du khách với quá trình cung cấp dịch vụ của các đơn vị.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 gây ra những tình huống phức tạp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh..., đòi hỏi năng lực ngành thanh tra càng phải đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ từ thực tiễn và mục tiêu phát triển ngành du lịch nhanh và bền vững.

Tại Hội nghị, Thanh tra các Sở Du lịch đã trao đổi trao kinh nghiệm trong công tác thi đua, khen thưởng, điển hình tiên tiến và công tác chuyên môn.

Doanh nghiệp “hiến kế” giúp du lịch Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên Covid-19
Việt Nam cần tái định hình chính sách hỗ trợ và cơ cấu lại ngành du lịch; chuyển đổi số; đầu tư xứng tầm vào hạ tầng du lịch; “mở cửa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư