-
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt”
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, tính chung 5 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 15,4% so với cùng kỳ (tương ứng mức tăng 7,8 tỷ USD), đạt 58,5 tỷ USD.
Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 5, sản xuất của một số ngành như dệt may, da giày bị sụt giảm, thậm chí có thời điểm ngừng trệ so với tháng trước do một số doanh nghiệp bị các phần tử xấu lợi dụng tình hình căng thẳng tại Biển Đông, gây rối quá khích, làm gián đoạn sản xuất.
Dệt may là ngành đóng góp 1,45 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2014 |
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định, dù có ảnh hưởng từ tình hình Biển Đông, đặc biệt về mặt tâm lý của một bộ phận doanh nghiệp, nhưng tại thời điểm này, mọi hoạt động giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
Trong tháng 5, các con số thống kê về xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là nông lâm sản và công nghiệp chế biến vẫn tiếp tục tăng. 5 tháng 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 23,7%, chiếm tỷ trọng 10,5%, đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 28,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Về giải pháp giảm phụ thuộc về nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, ông Hải cho rằng, muốn giảm nhập siêu thì chỉ có cách tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, tăng sản xuất nội địa với những mặt hàng còn hạn chế về nguồn cung, tiếp tục đa dạng hóa thị trường, không chỉ trong ASEAN mà tiếp tục mở rộng thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, phát triển các thị trường mới như ở châu Phi.
Tuy nhiên, câu chuyện đẩy mạnh sản xuất trong nước với các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ thì đã nói nhiều năm nay, nhưng các nhà quản lý và kể cả doanh nghiệp cũng chưa quyết liệt triển khai đầu tư sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Và lúc này, các doanh nghiệp cần hơn nữa sự sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thế Hải
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững