Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xuất khẩu của Việt Nam giảm sâu hơn Thái Lan, Malaysia
Thế Hải - 07/07/2023 17:47
 
Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam giảm 12,1% so với cùng kỳ, so với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia chỉ giảm từ 2,3%.- 6%, xuất khẩu của Việt Nam giảm sâu hơn.
6 tháng 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 12,1& so với cùng kỳ, giảm sâu hơn so với 1 số nước trong khu vực.
6 tháng 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 12,1& so với cùng kỳ, giảm sâu hơn so với 1 số nước trong khu vực.

Những khó khăn về suy giảm sản xuất, xuất khẩu, thị trường phục hồi chậm... tiếp tục được đại diện ngành công thương nêu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, sáng 7/7.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng: "Kinh tế thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức".

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,8% so với cùng kỳsản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022 (là thời điểm kinh tế bùng nổ sau quyết định kịp thời của Chính phủ mở cửa nền kinh tế vào 3/2022).

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 0,44% so với cùng kỳ (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023. chỉ đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đều giảm, trong đó: dệt may giảm 15,3%; giày dép các loại giảm 15,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 17,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 28,8%, phân bón các loại giảm 45,6%...

Xuất khẩu 6 tháng ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ, xuất siêu 12,25 tỷ USD (gấp gần 11 lần so với mức thặng dư 1,16 tỷ USD của cùng kỳ năm trước) góp phần ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.

Lãnh đạo Bộ Công thương thừa nhận: "Tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ở mức thấp; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giảm so với cùng kỳ; cung ứng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn; có thời điểm đã phải điều hòa phụ tải và tiết giảm điện ở một số địa bàn".

Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp: "Sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do xu thế thắt chặt chi tiêu mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như EU, Mỹ, từ đó ảnh hưởng mạnh đến đơn hàng của các ngành xuất khẩu chủ lực"..

"Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với cùng kỳ giảm sâu hơn so với một số nước trong khu vực ASEAN (tính đến hết tháng 5/2023, xuất khẩu của Việt Nam giảm 12,25% so với cùng kỳ, trong khi Thái Lan giảm 5,1%, Indonesia giảm 6%, Malaysia giảm 2,3%... )", Báo cáo của Bộ nêu rõ.

Quy mô xuất khẩu của Malaysivà Thái Lan trong năm 2022 đều thấp hơn Việt Nam. Trong đó, Malaysia xuất khẩu khoảng 353 tỷ USD, còn Thái Lan xuất khẩu 287,7 tỷ USD, Indonesia gần 280 tỷ USD.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ phân tích thêm, dù xuát khẩu giảm theo tình hình chung, nhưng Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khối các nước ASEAN, Việt Nam chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của khối (Thái Lan đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu 18,3 tỷ USD). 6 tháng qua, xuất khẩu sang Mỹ đạt 44,2 tỷ USD, giảm 22,6%.

"Qua số liệu thống kê, các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hoặc suy giảm tương ứng với các nhóm hàng mà Mỹ giảm nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2023. Trong 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, có 6/10 nhóm hàng đạt tỷ trọng lớn từ 10% đến 27% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Do đó, ông Hưng nhận định: "Những yếu tố trên cho thấy về dài hạn Việt Nam tiếp tục là đối tác tin cậy của Mỹ trong thực hiện chính sách dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc".

Dự báo tình hình kinh tế, chính trị thế giới 6 tháng cuối năm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược các nước lớn ngày càng gay gắt, tính bất định gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi còn chậm và khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro..., những yếu tố này khiến sản xuất, xuất khẩu trong nước chưa hết khó.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết: "Sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, nhất là với nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn".

Do đó, kết quả phát triển thời gian tới phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các FTA, xử lý các rủi ro gắn với cạnh tranh thương mại với các nước lớn, ứng phó với các chính sách quốc tế có tác động mạnh mẽ đến các ngành, lĩnh vực như việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu...

Còn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: "Để hoàn thành các chỉ tiêu Chính phủ giao là khá nặng nề".

Ông Diên nhấn mạnh, phải tập trung giải quyết các vướng mắc về vốn, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (như kiến nghị của các địa phương với các Đoàn công tác của Chính phủ) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tốt các chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Để khắc phục tình trạng sụt giảm đơn hàng, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất, cần khẩn trương triển khai các chính sách tài khóa tiền tệ, cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất.

"Hiện, nhiều thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như EU, Mỹ...  chưa phục hồi, Bộ khuyến cáo doanh nghiệp ưu tiên chuyển hướng khai thác các thị trường mới nổi, thị trường có tiềm năng (như các nước Trung Đông, Châu Phi, châu Mỹ La tinh, Nam Á…)", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong cácFTA, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các Hiệp định.

Cùng đó, tăng tốc đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, trước mắt với Israel và UAE.

Năm 2023Chính phủ đã giao các chỉ tiêu chính cho ngành Công thương gồm: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8-9%; Xuất khẩu tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 8-9%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng khoảng 8-9,7%.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư