
-
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn
-
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng
-
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
Năm 2016, ngành da giày được dự báo tăng trưởng 8%, như vậy không đạt mục tiêu 10% đã đặt ra từ đầu năm.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12, ngành da giày đã xuất khẩu trên 12,3 tỷ USD giá trị giày dép, trên 2,99 tỷ USD giá trị vali, túi xách, ô dù.
Như vậy, so với mục tiêu 17 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu được đặt ra từ đầu năm, ngành da giày đã lỗi hẹn..
![]() |
Năm 2016, ngành da giày được dự báo tăng trưởng 8%, như vậy không đạt mục tiêu 10% đã đặt ra từ đầu năm. |
Sở dĩ, năm 2016, ngành da giày Việt Nam dự kiến chỉ đạt mức tăng trưởng 8% thay vì 10% như mục tiêu là có nhiều nguyên nhân.
Trước hết, do những bất ổn về chính trị, cụ thể sự kiện Brexit khiến sức tiêu dùng tại thị trường EU, nhất là thị trường Anh chững lại. Các nhà nhập khẩu nhập khẩu theo đó đặt hàng cầm chừng với số lượng ít đã khiến đơn hàng về Việt Nam giảm mạnh.
Một số đơn hàng lớn, gia công đơn giản bị dịch chuyển sang Myanmar, Bangladesh càng khiến tình trạng đơn hàng giảm đi.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, tình trạng biến động đơn hàng chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức suy giảm từ 30-60%.
Những doanh nghiệp lớn, năng lực sản xuất tốt vẫn giữ ổn định được đơn hàng. Đơn cử Công ty Giày da Thái Bình, năm 2016 sản lượng dự kiến đạt khoảng 28 triệu đôi giày dép, 13 triệu sản phẩm túi xách.
Một bộ phận doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đang cải thiện ngày một tốt hơn tiến độ giao hàng, chủ động trong việc tổ chức sản xuất, liên kết với các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu như Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công ty CP công nghiệp Đông Hưng…cũng nằm trong top không bị sụt giảm đơn hàng.
Tuy nhiên, thống lĩnh xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam tại thời điểm này vẫn là khối FDI và liên doanh, chủ yếu là các Tập đoàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, như: Tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay…với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD.
Theo số liệu của Lefaso, Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, nhưng là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về trị giá, sau Trung Quốc và Italia.
Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước, tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ hai sau Trung Quốc.
Việc tăng trưởng xuất khẩu 1 chữ số trong năm nay đang tạo thêm sức ép kế hoạch cho xuất khẩu da giày, túi xách trong năm 2017.

-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ -
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN -
8 tập thể, 6 cá nhân được tặng Bằng khen trong xây dựng Đường dây 500kV mạch 3 -
Hoạt động M&A trong vòng xoáy mới -
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào -
Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu