-
Hậu Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22% -
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông: Doanh nhân khẳng định vị thế, đóng góp quan trọng cho phát triển -
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng -
Nhà máy Baliogo tiên phong vươn xa trên bản đồ sản xuất xanh toàn cầu -
Công nghiệp nội địa cần nhiều doanh nghiệp trụ cột dẫn dắt tăng trưởng
Một số nhóm hàng nông thủy sản của nước ra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 đã tụt giảm mạnh sau một thời kỳ tăng trưởng nóng.
Chỉ có 4 mặt hàng tăng giá trị xuất khẩu
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản trong 11 tháng năm 2019 sang Trung Quốc tiếp tục giảm 5,86% so với cùng kỳ, chỉ đạt đạt 6,31 tỷ USD.
Trong đó, ngoài 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng gồm: cao su đạt 1,34 tỷ USD; tăng 9,77%; thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng 19,75%; hạt điều 520 triệu USD, tăng 32,55%, chè 22,7 triệu USD, tăng 24,89% thì 4 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn đã chứng kiến mức sụt giảm thê thảm.
Cụ thể, 11 tháng 2019, 4 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm gạo giảm 66,37%, chỉ đạt 225 triệu USD; rau quả giảm 14,2%, còn 2,24 tỷ USD; cà phê giảm 9%, đạt 89,5 triệu USD và sắn, sản phẩm từ sắn đạt 736 triệu USD, giảm 1,05%.
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), nông sản, thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Trung Quốc, luôn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Trung Quốc cũng đồng thời là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm bình quân khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của nước ta ra thế giới. Trong đó, có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch lớn như rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sản.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, sau khi sắp xếp lại các cơ quan trực thuộc Chính phủ, theo đó, hệ thống các cơ quan kiểm nghiệm - kiểm dịch được sáp nhập vào Tổng cục Hải quan Trung Quốc, phía Trung Quốc đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm thực thi nghiêm túc và đầy đủ các quy định mà Trung Quốc đã ban hành từ lâu về kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác... .
Đây là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị chững lại và giảm trong 02 năm trở lại đây sau nhiều năm tăng trưởng khá.
Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải cho hay, đánh giá một cách khách quan, các quy định của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, bao bì, tem nhãn hàng hóa... đối với nông sản, thủy sản nhập khẩu đều là những yêu cầu cơ bản và được phép áp dụng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều đã và đang áp dụng các biện pháp tương tự để kiểm soát chất lượng nông thủy sản nhập khẩu, qua đó bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
"Việc Trung Quốc thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định này trước mắt có thể ảnh hưởng tới một số nông thủy sản của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức "trao đổi cư dân biên giới", nhưng về lâu dài sẽ góp phần tạo động lực để các địa phương và người nông dân nước ta tổ chức lại sản xuất theo hướng coi trọng tối đa các quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam cũng như quốc tế, trong đó có quyền được an toàn và quyền được thông tin đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa mà họ mua", ông Hải lưu ý.
Thay đổi quan điểm ứng xử với thị trường Trung Quốc
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với quy mô dân số 1,4 tỷ, trong đó số người thuộc tầng lớp trung lưu đã và đang tăng nhanh, dự kiến đạt 550 triệu người vào năm 2022.
Nhu cầu tiêu dùng nông thủy sản tại thị trường tỷ dân này rất lớn nhưng yêu cầu đặt ra về chất lượng cũng sẽ ngày càng cao. Để giữ được thị trường xuất khẩu sát cạnh nước ta, có nhiều thuận lợi về giao thương, năm 2018-2019, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liên tiếp tổ chức các chương trình giao thương, hỗ trợ các ngành hàng nhằm khai thác thị trường Trung Quốc.
Ngay trong những ngày đầu năm 2020, 2 Bộ: Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu chủ động nắm bắt thông tin về yêu cầu của thị trường, từ đó hướng dẫn người nông dân tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm.
Các nhà sản xuất cần sớm thay đổi quan điểm ứng xử với thị trường Trung Quốc theo hướng tôn trọng tối đa các quyền cơ bản của người tiêu dùng và kiên quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu theo hình thức "trao đổi cư dân" sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa khẩu chính thức.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị chính quyền địa phương các cấp chủ động hơn trong việc nắm bắt và tổ chức phổ biến các thông tin, khuyến cáo của các Bộ, ngành Trung ương về nhu cầu, diễn biến thị trường, các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng đối với nông thủy sản của nước nhập khẩu tới các hộ nông dân tại địa bàn.
Kinh nghiệm những năm qua cho thấy địa phương nào thực sự quan tâm tới nông dân và tiêu thụ nông sản, thủy sản cho nông dân (như Bắc Giang, Sơn La) thì đều thành công trong việc nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức lại sản xuất, đăng ký vùng nuôi - trồng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết nối thông suốt giữa người bán và người mua. Những mô hình này nên được tham khảo và nhân rộng.
-
Cổ phần hóa bế tắc: Sửa cơ chế xử lý nhà đất để thu hút nhà đầu tư -
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số vướng mắc -
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng -
Nhà máy Baliogo tiên phong vươn xa trên bản đồ sản xuất xanh toàn cầu -
Thuế chống trợ cấp sơ bộ của 4 doanh nghiệp Việt không hợp tác gần 300% -
Công nghiệp nội địa cần nhiều doanh nghiệp trụ cột dẫn dắt tăng trưởng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®