-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Từ tháng 4/2020, xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác lớn của Việt Nam đều bị sụt giảm so với tháng trước. |
Trở ngại
Dịch bệnh chưa được kiểm soát, giao thương hạn chế, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa sụt giảm mạnh trên toàn cầu… là những yếu tố tiếp tục gây bất lợi cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong thời gian tới.
Nhận định về xuất khẩu hàng hóa quý II/2020 và thời gian tới, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, nhiều quốc gia vẫn đang duy trì biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế hoạt động của các trung tâm thương mại..., khiến nhu cầu mua bán hàng tiêu dùng giảm.
“Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam là tạm thời chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi, trong khi thời điểm này hàng năm là lúc đàm phán các đơn hàng cuối năm. Việc này đồng nghĩa với đầu ra cho hàng xuất khẩu chưa có cửa sáng”, ông Chinh nói.
Chưa kể, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn, làm tăng thêm thời gian và chi phí.
Thực tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2020 chưa bị tác động nhiều bởi đại dịch Covid-19, nhưng kể từ quý II, mức độ “ngấm đòn” ảnh hưởng đã thấy rõ, khi xuất khẩu tháng 4 đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng 3 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tình hình tháng 5 và tháng 6 dự kiến còn ảm đạm hơn, bởi đơn hàng bị hủy tập trung nhiều trong khoảng thời gian này.
Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn.
Từ tháng 4/2020, xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác lớn của Việt Nam đều bị sụt giảm so với tháng trước. Trong đó, thị trường ASEAN giảm 20%, Trung Quốc giảm 2,9%, Nhật Bản giảm 9,3%, Hàn Quốc giảm 13,7%, EU giảm 28,6%, Hoa Kỳ giảm 24,1%...
Chờ mở cửa thị trường
Đánh giá triển vọng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Bộ Công thương cho biết, nhiều nền kinh tế đã tung các gói kích cầu quy mô lớn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19. Ngoài ra, tình hình kiểm soát và khống chế Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh…, nên hy vọng nhu cầu sẽ dần tăng trở lại trong thời gian tới.
Đơn cử, Italy bắt đầu cho phép ngành công nghiệp sản xuất hoạt động trở lại từ ngày 4/5, Bỉ đã công bố kế hoạch mở lại các doanh nghiệp và trường học giữa tháng 5 và nhà hàng là từ ngày 8/6. Ấn Độ, Iran, Israel khởi động lại các doanh nghiệp tại những khu vực ít có nguy cơ bùng phát Covid-19. Chính phủ Australia, New Zealand chuẩn bị mở cửa dần nền kinh tế và một số địa phương nới lỏng lệnh phong tỏa.
Trong bối cảnh khó khăn do thị trường giảm mạnh nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa, giao thương bị cản trở, Cục Xúc tiến thương mại đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng nhập khẩu qua kênh trực tuyến.
Trong khuôn khổ Hội nghị Giao thương trực tuyến hàng hóa nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc với 6 phiên giao dịch, quảng bá, xúc tiến xuất khẩu nông sản, đã có 35 doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị nông sản với khách hàng Trung Quốc, trong đó, hơn 10 doanh nghiệp đã chốt được đơn hàng.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu, doanh nghiệp với nhóm sản phẩm cà phê sáng tạo thương hiệu Meet More Café hòa tan trái cây khẳng định, thị trường Trung Quốc sẽ là điểm đến quảng bá liên tục trong thời gian tới của doanh nghiệp này nhằm đẩy mạnh tăng xuất khẩu.
Tin vui là từ đầu tháng 5/2020, Trung Quốc đã đồng ý mở lại một số cửa khẩu và tăng thời gian thông quan hàng hóa. Chỉ ngay sau dịp nghỉ lễ 1/5, lượng xe hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được giải tỏa nhanh chóng. Từ trên 1.000 xe hàng tồn, thậm chí cao điểm lên tới 2.300 xe tồn, nay lượng xe tồn giảm còn hơn 800 xe.
Một yếu tố nữa là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020, được kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới.
-
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc
-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu