-
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
Xuất khẩu gạo tăng mạnh trở lại 9 tháng đầu năm 2018 |
Thặng dư hơn 6,1 tỷ USD
Báo cáo 9 tháng đầu năm của Bộ NN&PTNT cho thấy, tháng 9, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3,37 tỷ USD tăng 9,93% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý III đã đề ra.
Đóng góp nhiều nhất về kim ngạch trong tháng 9 là là nhóm nông lâm sản xuất khẩu chính: xuất khẩu nông sản chính đạt 1,63 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 784 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 38 triệu USD, thuỷ sản ước đạt 799 triệu USD
Lũy kế 9 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 15,16 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,5 tỷ USD, tăng 23,2%; rau quả đạt 3,07 tỷ USD, tăng 17,1% (riêng rau đạt 473 triệu USD, tăng 27,8%; sản phẩm từ cao su đạt 523 triệu USD, tăng 21,1%.
Cà phê và hạt điều có khối lượng xuất khẩu tăng lần lượt là 20% và 6,8%, nhưng do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của 2 mặt hàng này chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Riêng các mặt hàng cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị; xuất khẩu cao su đạt 1.055 nghìn tấn tăng 11% về lượng nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 1,45 tỷ USD, giảm 10%. Tương tự, hồ tiêu đạt 195 nghìn tấn, tăng 8% về lượng nhưng giảm 33,6% về giá tị. Riêng chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,395 tỷ USD, tăng 7,2%, trong đó xuất khẩu cá tra tăng mạnh 24,6% còn tôm giảm 4,5%. Xuất khẩu lâm sản chính 9 tháng ước đạt 6,757 tỷ USD, tăng 15,8%...
Như vậy, 4 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất 9 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp: gạo, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản.
Các thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2018 là Indonesia, Malaysia, Philippines, Irag, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ.
Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng 67 lần, cà phê tăng tăng 8 lần, cao su tăng hơn 13%. Xuất khẩu gỗ sang Malayssia tăng 2 lần, gạo sang thị trường này tăng 27%. Xuất khẩu gạo nước ta sang Philippines cũng tăng 67,4%, cà phê tăng 46,6%. Xuất khẩu cà phê sang Nga tăng 66,6%, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc tăng 52%...
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 9 tháng đạt khoảng 23,42 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu là phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính.
Với chênh lệch xuất nhập khẩu như trên, thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,85% so với 9 tháng đầu năm 2017.
Tận dụng chiến tranh thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu
Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 10/2018, ngành phấn đấu mang về 3,65 tỷ USD xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt khoảng 33,2 tỷ USD và bằng 82% mục tiêu cả năm 2018.
Các giải pháp được tập trung đẩy mạnh là tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng; tận dụng tốt cơ hội do tác động của tranh chấp Thương mại Mỹ - Trung đem lại, phát huy lợi thế sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng (thủy sản, đồ gỗ, điều…) vào thị trường Mỹ, (sữa, thủy sản, trái cây…) vào Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ nâng cao năng lực hệ thống thông tin thị trường; phát triển nghiên cứu và dự báo cung cầu, qui mô và đặc điểm của từng loại thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; kết nối giữa thị trường trong nước với quốc tế.
Đồng thời, Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA, tổ chức Diễn đàn xuất khẩu nông sản Việt Nam 2018; Hội nghị xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản, rau quả sang thị trường Trung Quốc…
-
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 -
Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị -
Phấn đấu nâng đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân đạt 65 - 70% GDP -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên