-
Tăng hàm lượng thiết kế để ngành gỗ và nội thất ổn định đơn hàng -
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 648 tỷ USD, xuất siêu 23,3 tỷ USD -
Đà Nẵng xử lý nghiêm việc lợi dụng biến động thị trường để tăng giá hàng hóa -
UKVFTA là “cầu nối” để xuất khẩu sang Anh sớm đạt 10 tỷ USD -
Bộ Công thương: Không nên giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký -
Gần 400 gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024
Điểm sáng xuất khẩu sang Trung Quốc
Rau quả xuất khẩu mang về gần 3,4 tỷ USD sau 8 tháng, nhưng có đến 2,3 tỷ USD là xuất sang thị trường Trung Quốc. Không chỉ vậy, sau 8 tháng, ngành rau quả đã có thêm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD mới là sầu riêng - cán mốc 1,2 tỷ USD (95% giá trị đến từ thị trường Trung Quốc).
Xuất khẩu hàng hóa đối mặt đà giảm sâu trong bức tranh ảm đạm của thương mại toàn cầu. Trong 8 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các thị trường lớn của Việt Nam đều giảm mạnh, trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 62,27 tỷ USD, giảm 19,1%; ASEAN đạt 21,79 tỷ USD, giảm 8%; Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, giảm 7,3%; Nhật Bản đạt 15,23 tỷ USD, giảm 3,9%; EU đạt 29,4 tỷ USD, giảm 8,3%.
Nhưng xuất sang Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta đạt 35,79 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Trung Quốc hiện là thị trường quan trọng của nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng… Năm 2022, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 16,3 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,9 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 3,8 tỷ USD, tăng 28,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 3,7 tỷ USD…
Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 20 năm qua và thị trường này là điểm đến quan trọng của nhiều loại hàng hóa của Việt Nam”.
Thời gian qua, nhờ nỗ lực đàm phán của các bộ, ngành, Trung Quốc đã mở cửa thị trường cho một số loại hoa quả, nông sản của Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết nhiều nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với hàng loạt nông sản, hoa quả của Việt Nam, gồm sầu riêng, chanh leo, tổ yến, khoai lang.
Các loại nông sản, hoa quả vừa được mở cửa là những sản phẩm mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước nâng cao thị phần và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này.
Sắp tới, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường cho dừa tươi của Việt Nam. Khi Trung Quốc chính thức mở cửa cho trái dừa, với định hướng phát triển chuỗi giá trị bền vững từ vùng trồng, đóng gói, đầu tư công nghệ chế biến sâu, thì giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dừa hoàn toàn có thể vượt con số 1 tỷ USD trong vòng 2 năm tới.
Xuất khẩu 4 tháng cuối năm tiếp tục phục hồi
Tín hiệu thuận lợi khi Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường nhập khẩu cho nông sản Việt, nâng cao hiệu suất thông quan, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các địa phương Trung Quốc.
Dự báo, 4 tháng cuối năm, xuất khẩu sang thị trường tỷ dân với nhiều loại hàng hóa sẽ được cải thiện, như rau quả, thủy sản, gạo, điện thoại, linh kiện…
Ở tầm vĩ mô, các cấp, các ngành, địa phương Việt Nam và Trung Quốc đang tích cực trao đổi, đàm phán để khơi thông các điểm nghẽn cho hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt.
Từ ngày 6 đến ngày 9/9, một đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Việt Nam, bàn nhiều giải pháp tăng tốc xuất nhập khẩu hàng hóa. Ông Cao Hưng Phu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Chiết Giang cho hay, hợp tác kinh tế thương mại hai bên đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt sau khi Việt Nam thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Chiết Giang) năm 2018.
Kim ngạch thương mại giữa Chiết Giang với Việt Nam năm 2022 đạt 20,6 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2021, Trong đó, Chiết Giang xuất khẩu sang Việt Nam 14,5 tỷ USD, tăng 18%; nhập khẩu từ Việt Nam 6,1 tỷ USD, tăng 14,2%. Chiết Giang đứng thứ 4 trong số các địa phương Trung Quốc có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thị trường tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng lớn, nhất là hàng nông - thủy sản, nhưng để hàng Việt có thể bám chắc thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc lưu ý, doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhập khẩu, vì Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có số lượng hàng nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất, tập trung vào thủy sản, nước trái cây các loại.
Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho hàng Việt để không còn bị “nhận diện” là “hàng giá rẻ”. Đồng thời, các địa phương, doanh nghiệp cần chủ động kết hợp với đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực.
-
UKVFTA là “cầu nối” để xuất khẩu sang Anh sớm đạt 10 tỷ USD -
Hàng rẻ tràn vào, doanh nghiệp chật vật -
Bộ Công thương: Không nên giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký -
Gần 400 gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 -
Hàng nhập khẩu giá rẻ bán online “đè” hàng nội địa -
Hà Nội tăng giá vé xe bus từ ngày 1/11/2024 -
Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lên “chuyến tàu tốc hành”
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu