Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
4 gợi ý đối phó với tình yêu công sở
Như Loan - 16/02/2014 22:23
 
Theo báo cáo năm 2013 của Cộng đồng Quản lý Nhân lực (SHRM, trụ sở tại Mỹ), số công ty đưa ra các quy định về tình yêu nơi công sở đã tăng gần gấp đôi (42%) kể từ năm 2005. Dựa trên ý kiến của các chuyên gia đưa ra từ báo cáo này, Vietnamworks gợi ý một số cách tiếp cận vấn đề tình yêu nơi công sở chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho nhà tuyển dụng. Ngày Valentine: Ngẫm lời cổ nhân về tình yêu
TIN LIÊN QUAN

1. Nên cấm hay không?

Chính sách khắt khe nhất đối với vấn đề tình cảm ở nơi làm việc là cấm tuyệt đối mọi quan hệ tình cảm lãng mạn trong nội bộ công ty. Tuy nhiên, chính sách này thường bị chỉ trích vì đã xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên và có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của công ty.

4 gợi ý đối phó với tình yêu công sở cho nhà tuyển dụng
Quan hệ tình cảm lãng mạn trong môi trường công việc là một vấn đề
phức tạp, đòi hỏi có sự kiềm chế và xử lý khôn khéo

Điều mà các chuyên gia nhân sự trên thế giới đang làm là áp dụng “love contract” - một hợp đồng quy định tình yêu trong công sở. Theo đó, quan hệ tình cảm giữa nhân viên ở vị trí giám sát và nhân viên cấp dưới sẽ bị cấm, nhưng những nhân viên cùng cấp vẫn có thể trở thành người yêu.

Một số điều kiện ràng buộc thường thấy sẽ yêu cầu những đồng nghiệp yêu nhau đảm bảo quan hệ tình cảm của họ phải được sự đồng thuận của cả hai phía, không ảnh hưởng đến năng suất và môi trường làm việc, đồng thời cả hai phải cư xử đúng mực tại nơi làm việc, tránh gây sự chú ý của đồng nghiệp và khách hàng.

Các quy định càng rõ ràng, thì nhân viên càng dễ dàng xác định hành vi tình cảm nào là thích hợp trong công sở.

2. Đối thoại thẳng thắn

Quan hệ tình cảm lãng mạn trong môi trường công việc là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi cả hai bên lẫn bộ phận nhân sự có sự kiềm chế và xử lý khôn khéo những tình huống hay rắc rối có thể phát sinh.

Do đó, việc có những buổi tư vấn thường xuyên đối với những nhân viên đang yêu nhau là rất cần thiết, để nhà tuyển dụng có thể hiểu được nhân viên có đang gặp vấn đề gì liên quan đến tình cảm riêng tư, có khả năng ảnh hưởng đến công việc hay không.

Đồng thời, nhân viên cũng có cơ hội hiểu được cách nhìn của cấp quản lý đối với tình yêu công sở. Đối thoại thẳng thắn là yếu tố cốt yếu để công ty và nhân viên không xảy ra những hiểu lầm về vấn đề nhạy cảm này.

3. Đừng vội khiển trách

Khi phát hiện một cặp đôi trong công ty, đừng nên đề nghị trao đổi với họ trước mặt các đồng nghiệp khác. Vì tình cảm là một phạm trù riêng tư và nhạy cảm, hãy thực hiện tất cả những đối thoại với các nhân viên này trong phòng họp riêng.

Đừng vội khiển trách nhân viên, mà hãy giải thích nhẹ nhàng cho họ hiểu những bất lợi mà tình yêu trong công sở có thể mang lại. Thậm chí, chuyên gia nhân sự cũng có thể khuyến khích nhân viên tiếp tục mối quan hệ, nhưng luôn nhắc họ nhớ những quy định chung của công ty để đảm bảo tính chuyên nghiệp và năng suất làm việc tốt nhất.

Nhà tuyển dụng chỉ phải nhắc nhở nhân viên khi mối quan hệ tình cảm của họ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc. Bất cứ sự nóng giận hay hành động cứng rắn nào từ các bên cũng sẽ làm tình hình xấu đi, gây bất lợi cho cả nhà tuyển dụng lẫn nhân viên.

4. Giảm thiểu những tác động tiêu cực

Khi một mối quan hệ tình cảm trong công sở dẫn đến những kết quả xấu cho công việc, sẽ có nhiều cách giải quyết. Theo báo cáo của SHRM, 34% nhân viên gặp vấn đề này sẽ được chuyển sang nhóm khác hoặc phòng ban khác để hạn chế tiếp xúc với người yêu cũ trong công ty. 32% nhân viên lại được tư vấn, hướng dẫn sát sao từ bộ phận nhân sự để đảm bảo tinh thần làm việc không bị ảnh hưởng xấu.

Ngoài ra, cấp quản lý cũng cần hạn chế những hành vi tiêu cực liên quan như đồn thổi chuyện tình cảm của đồng nghiệp trong công ty hay ghen ghét, đối xử không công bằng với họ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư