Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
6 bước để trở thành doanh nghiệp liêm chính
Quang Hưng - 29/09/2016 21:09
 
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng vừa ký cam kết và cùng bắt tay thực hiện minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư vào các khu công nghệ cao tại Việt Nam.
.
Đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng vừa ký cam kết và cùng bắt tay thực hiện minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư vào các khu công nghệ cao tại Việt Nam.

Sáng (29/9), tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tổ chức Hướng tới minh bạch – Cơ quan đầu mối quốc gia của Minh bạch quốc tế tại Việt Nam, 3 đơn vị gồm: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã ký cam kết thực hiện minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư vào các khu công nghệ cao tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình, các đơn vị cũng đã tiến hành Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm “Hành động tập thể tăng cường liêm chính trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư công khai, minh bạch” nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận đất đai, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường liêm chính trong đầu tư, kinh doanh.

.
Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban Quan Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Đặt câu hỏi "tại sao cần phải hành động tập thể để tăng cường liêm chính trong kinh doanh", bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban Quan Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: Chỉ pháp luật thôi là chưa đủ, các doanh nghiệp cần phải hành động cùng nhau theo một quy trình phối hợp hiệu quả và bền vững, cùng với các bên liên quan hướng tới 1 tầm nhìn chung về liêm chính. Hơn thế nữa, đây là cơ hội thực sự để tập hợp kinh nghiệm và chuyên môn từ các đối tác tham gia trong lĩnh vực này, nhờ đó đưa ra các kiến nghị để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bà Loan cũng chỉ 6 bước của chương trình liêm chính doanh nghiệp đang được áp dụng tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) là:

1. Lãnh đạo doanh nghiệp và SHTP ký cam kết thúc đẩy các nguyên tắc liêm chính doanh nghiệp. Cam kết công khai về phòng, chống tham nhũng dưới mọi hình thức và tuân thủ với tất cả các quy tắc pháp luật có liên quan, bao gồm các đạo luật chống tham nhũng.

2. Doanh nghiệp tự đánh giá rủi ro và hiện trạng của Chương trình liêm chính doanh nghiệp hiện có của mình, từ đó xác định kế hoạch hành động.

3. Một chính sách được công bố công khai sẽ giúp tránh tình trạng hiểu lầm hay diễn giải không chính xác.

4. Công bố công khai đến tất cả các cấp lãnh đạo, nhân viên và đối tác kinh doanh.

5. Hoạt động giám sát tuân thủ và cải tiến chương trình liêm chính doanh nghiệp chủ yếu do nhân viên nội bộ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.

6. Báo cáo công khai về Chương trình liêm chính doanh nghiệp trên website hoặc báo cáo thường niên.

Theo ông Graham Knight, Trưởng bộ phận chính trị, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, liêm chính và minh bạch là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh với đối tác nước ngoài. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của từng doanh nghiệp trong việc triển khai thỏa ước liêm chính.

"Ban đầu, doanh nghiệp Việt Nam có thể chưa quen nhưng nếu tập thể cùng hành động, môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ được cải thiện", ông Graham Knight nói

.
Ông Graham Knight, Trưởng bộ phận chính trị, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.

Ông Phạm Ánh Dương, Phó Giám đốc Tổ chức Hướng tới Minh bạch - Cơ quan đầu mối quốc tie của Tổ chức Minh bạch quốc tế tại Việt Nam thì cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để tăng cường liêm chính, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình khi bối cảnh Hội nhập quốc tế, các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, Luật pháp quốc tế về phòng chống tham nhũng được thắt chặt và thực thi, khung pháp lý của Việt Nam về phòng chống tham nhũng ngày càng đầy đủ và rõ ràng, nỗ lực của các địa phương nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và dư luận xã hội ngày một nhanh và mạnh hơn trong phản ánh tiêu cực.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhấn mạnh: Liêm chính và minh bạch là yếu tố cốt lõi để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Tính liêm chính và minh bạch sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất của doanh nghiệp trong lộ trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Các chính sách, đường lối phát triển theo hướng kiến tạo, liêm chính và phục vụ hiện nay của Chính phủ Việt Nam đang rất cần những động lực và cam kết liêm chính mạnh mẽ từ cả Chính phủ và doanh nghiệp. Do đó, bênh cạnh những cam kết mạnh mẽ của đối với việc xây dựng thể chế minh bạch, liêm chính và hành động về phòng chống tham những, Chính phủ Việt Nam khuyến khích sự tham gia, phối hợp của Doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các bên liên quan cùng chung tay hành động với Chính phủ để xây dựng và thực hành những chuẩn mực, thông lệ tốt về liêm chính minh bạch, qua đó giảm tham nhũng, tiêu cực và thúc đẩy văn hóa kinh doanh lành mạnh.

.
Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

"Chính phủ Việt Nam hiện nay đang quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng và chống lãng phí. Theo đó, Chính phủ Việt Nam sẽ đổi mới theo hướng hiện đại, chủ động và tập trung hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế; cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường minh bạch, trách nhiệm thực thi, hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin-cho trong tất cả các lĩnh vực; (tăng cường quản lý, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy, bảo đảm dân chủ và chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân). Đây cũng là một trong những giải pháp mà Báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” của Ngân hàng thế giới đã đề cập đến, để đưa Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững của mình", ông Phạm Đại Dương chia sẻ với cộng đồng các nhà đầu tư.

Kỳ vọng vào Chính phủ liêm chính, kiến tạo
Ngày mai (28/7/2016), Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 chính thức thành lập sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư