Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
'Nếu không chặn kịp thời, sẽ có phức tạp như bệnh nhân 34'
Lê Nga (Vnexpress) - 15/03/2020 13:36
 
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định quyết tâm ngăn chặn Covid-19 xâm nhập, bởi nếu không chặn kịp thời, bệnh sẽ lan rộng khiến y tế khó đáp ứng.

Về chiến lược phòng chống, Việt Nam kiên trì, kiên định những chiến lược đã đề ra, nhưng có những thay đổi để phù hợp hơn với tình hình dịch, ông nói trong một hội nghị y tế sáng 15/3. Điểm mạnh của Việt Nam là xác định được bệnh nhân số 0, từ đó, ngành y tế kiểm soát được vùng có dịch, ngăn chặn lây lan.

"Đặc biệt, quyết tâm ngăn chặn ca xâm nhập. Nếu tiếp tục để những ca bên ngoài vào lây lan trong cộng đồng thì khả năng đáp ứng của chung ta hết sức khó khăn", thứ trưởng nhấn mạnh. 

Việc thực hiện cách ly y tế với những hành khách ở các nước có dịch đã được kiểm soát tốt. Người về từ hoặc đi qua khu vực Schegen sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm.

"Hôm qua, có những chuyến bay nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các trường hợp phức tạp như 'bệnh nhân 34'", ông Long cho biết. 

"Bệnh nhân 34" là ca lây nhiễm nhiều nhất đến nay, lây cho 10 người. Bà đi qua Hàn Quốc, Mỹ, Qatar về Việt Nam, khai báo không đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc truy tìm những người tiếp xúc. 

Thành công nhất của Việt Nam là cách ly, như WHO hôm qua đưa ra đánh giá. Phương pháp cách ly của Việt Nam có nhiều điểm khác các nước. Chẳng hạn một số nước cách ly tại nhà và chri áp dụng với đối tượng tiếp xúc gần (F1), nhưng Việt Nam cho cách ly tại các cơ sở tập trung, đó là điểm rất khác, ông phân tích.

"Nếu những trường hợp F1 này cách ly rồi thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất thấp. Thực tế có nhiều ca cách ly tập trung rồi mới phát hiện dương tính", ông Long nói.

Ngành Y tế tới đây sẽ có điều chỉnh trong việc cách ly, mức độ khoanh vùng sẽ nhỏ hơn, vậy mới vừa đảm bảo đời sống cho người dân vừa phòng chống được dịch bệnh. "Có vất vả nhưng chúng ta phải làm", thứ trưởng Long nói.

Về điều trị, Việt Nam vẫn tiếp tục phân tuyến để điều trị các bệnh nhân Covid-19, kể cả tuyến xã sẽ theo dõi những ca có triệu chứng lâm sàng rất nhẹ. "Quan điểm của chúng ta là không tập trung mà phân tán tất cả các tuyến, ca nặng điều trị tuyến trên", ông Long nói. Phác đồ luôn luôn thay đổi phù hợp tiến bộ thế giới và kinh nghiệm các nước.

Công suất xét nghiệm nCoV cũng được đẩy nhanh hơn, tất cả đơn vị xét nghiệm được yêu cầu trả kết quả trong 24h. Tới đây thời gian sẽ phải rút ngắn hơn. 

Một thay đổi lớn trong chiến lược chống dịch lần này là ứng dụng khoa học công nghệ.  Các ngành đã tận dụng triệt để công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, quản lý các trường hợp tiếp xúc với trường hợp F0.

"Trước đây, với chuyến bay VN54. chúng ta mất 4 ngày mới kiểm soát được tất cả hành khách trên chuyến bay. Nhưng đến chuyến bay sau mất 2 ngày, nay mất nửa ngày, sắp tới phấn đấu rút ngắn thời gian dưới 30 phút", ông cho biết. 

Tính đến sáng 15/3, Việt Nam ghi nhận 53 bệnh nhân, trong đó 16 người khỏi và ra viện; 37 bệnh nhân đang điều trị. 3.584 ca nghi nhiễm đã được loại trừ. Tổng số người tiếp xúc gần bệnh nhân và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 35.221.

.

Bệnh nhân 34 ở Bình Thuận và cá ca lây từ bà này. Đồ họa: Tiến Thành. 

Bệnh nhân 34 ở Bình Thuận và cá ca lây từ bà này. Đồ họa: Tiến Thành. 

 

 

Những “pháo đài” cùng hành động vượt qua đại dịch Covid-19
Vài ngày trước, Công ty cổ phần Thủy sản Diễn Châu (Nghệ An) đã hoàn tất việc xuất khẩu lô hàng 20.000 lít nước mắm đầu tiên sang Nhật Bản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư