
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8
-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) vừa được ban hành, kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong người.


Ngoài ra, Luật này còn quy định rõ các khái niệm “Rượu”, “Bia”. Theo đó, “độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được đo bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch tại 20oC”.
Như vậy, luật không chỉ cấm điều khiển ôtô khi có nồng độ cồn theo quy định cũ, kể từ 2020 tới đây mọi hành vi điều khiển phương tiện phương tiện giao thông, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo) cũng sẽ bị nghiêm cấm.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định không được quảng rượu bia trong khung giờ từ 18h - 21h hàng ngày trên các loại hình báo chí như báo hình, báo nói. Không được quảng cáo rượu bia trên phương tiện giao thông. Cơ sở bán rượu bia phải niêm yết không bán hàng cho người dưới 18 tuổi. Không mở điểm bán rượu bia cố định trong vòng bán kính 100m tính từ khuôn viên cơ sở y tế, nhà trẻ, mẫu giáo...
Việc chính thức ban hành “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” cũng đã dẫn tới việc phải sửa đổi một số quy định hiện hành, trong đó có cả Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi thành.
Mặc dù “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 tới đây nhưng hiện các văn bản hướng dẫn dưới luật về hành vi này (cụ thể là Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông) vẫn chưa có. Dự báo trong thời gian ngắn tới đây, các hành vi vi phạm này sẽ sớm được cập nhật để có chế tài xử phạt để đồng bộ các văn bản phạm quy trong cuộc sống.Tuy nhiên, hiện đang có một số ý kiến cho rằng cũng cần có các quy định cụ thể hơn nữa mức nồng độ cồn tuyệt đối 0%, bởi trong thực tế, với một số thuốc chữa bệnh, thực phẩm…, nếu người tiêu dùng vừa sử dụng cũng có thể đưa ra các kết quả thử nghiệm vượt quá 0% (dùng máy đo nồng độ khí thở).

-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower