
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
Một loạt hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm xơ sợi giữa Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex) và các đơn vị thành viên của Vinatex, các khách hàng trên cả nước như Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, Công ty cổ phần Phong Phú, Công ty cổ phần Dệt - May Huế… đã chính thức được ký kết.
Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong kế hoạch khôi phục lại sản xuất của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, để nhà máy đáp ứng khoảng 30% sản phẩm theo nhu cầu của thị trường,
Trước đó vào tháng 8/2015, PVN và Vinatex cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trong việc tiêu thụ sản phẩm xơ sợi polyester Đình Vũ của PVTex.
Trên cơ sở các thỏa thuận này, PVTex đã làm việc với các đơn vị của Vinatex và các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng xơ sợi tổng hợp của PVTex và cùng nhau thống nhất ký kết hợp đồng nguyên tắc đảm bảo chất lượng và cạnh tranh về giá.
Thời gian qua PVTEX đã triển khai quyết liệt để xử lý những tồn tại, khó khăn, phối hợp với các đối tác vận hành trở lại dây chuyền kéo sợi DTY, xây dựng hoàn thành kế hoạch sản xuất 5 năm 2020 - 2024 và hướng tới vận hành lại toàn bộ Nhà máy xơ sợi Đình Vũ vào đầu năm 2020 để đáp ứng cung cấp một phần nhu cầu xơ sợi tổng hợp cho các doanh nghiệp trong nước.
Ông Lê Tiến Trường cho hay, sự hợp tác giữa các đơn vị thành viên của Vinatex và PVTex có tính lợi ích kinh tế cụ thể, với nguồn xơ sợi ổn định và chất lượng trong nước, các doanh nghiệp dệt may của Vinatex sẽ được hưởng lợi, tiết giảm hàng loạt chi phí trong sản xuất kinh doanh so với nhập khẩu. “Các doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex luôn sẵn sàng hợp tác tiêu thụ sản phẩm xơ sợi tổng hợp của PVTex trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và cạnh tranh theo giá thị trường”, ông Trường cho hay.
Đồng thời, Vinatex cùng các đơn vị thành viên sẵn sàng tham gia với PVTEX ngay từ những ngày đầu sản xuất, sử dụng thử sản phẩm của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ để có sự phản hồi nhanh nhất về kỹ thuật cũng như chất lượng xơ sợi của Nhà máy.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh cho hay, khôi phục lại sản xuất của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm, đời sống ổn định cho cả ngàn cán bộ nhân viên ngành dầu khí.
Trước đó vào tháng 11/2018, PVN cũng cho hay, Nhà máy PVTex cung cấp ra thị trường 400 tấn sợi Anpoly/tháng và đã có hợp đồng bao tiêu được Tập đoàn An Phát và thành viên là Công ty cổ phần Xơ sợi tổng hợp An Sơn ký được với các đối tác. Sản lượng sợi Anpoly được cho là tiếp tục gia tăng khi An Phát, An Sơn và PVTex nâng quy mô sản xuất sợi DTY lên 10 dây chuyền, công suất đạt 700 - 750 tấn/tháng và vận hành 29 dây chuyền sản xuất, công suất dự kiến đạt 1.800 tấn/tháng vào đầu năm 2019.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower