Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
"10/12 tiêu chí lớn để nâng hạng lên thị trường mới nổi đã được đáp ứng"
Thanh Thủy - 21/03/2023 17:12
 
Nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế là một trong 6 mục tiêu trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Hội thảo “Chiến lược phát triển thị trường Chứng khoán 2021-2030 - Những thách thức và tầm nhìn"Năm 2025 và đích đến nóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN

Chia sẻ tại Hội thảo “Chiến lược phát triển thị trường Chứng khoán 2021-2030 - Những thách thức và tầm nhìn" tổ chức ngày 21/03, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết bản dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã được lấy ý kiến rộng rãi từ các nhà đầu tư và các bộ ngành. Chiến lược cho giai đoạn này sẽ được Thủ tướng ký ban hành sắp tới.

Trình bày tóm tắt dự thảo Chiến lược này, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cho biết mục tiêu đề ra trong dự thảo Chiến lược là tăng quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu, tăng dư nợ thị trường trái phiếu; thị trường chứng khoán phái sinh với mức tăng trưởng trung bình 20% - 30% mỗi năm.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu tăng số lượng tài khoản nhà đầu tư, phát triển nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài; tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ.

Chất lượng quản trị công ty niêm yết cùng việc áp dụng tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị) tại các Sở Giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán cũng là mục tiêu trong chiến lược giai đoạn tới.

Ngoài ra, dự thảo chiến lược cũng nêu mục tiêu cụ thể việc phân định các thị trường iao dịch chứng khoán trên các sở giao dịch chứng khoán trong năm 2025; nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế gồm FTSE và MSCI và hội nhập thị trường tài chính, chứng khoán thế giới. Đích đến đề ra là đạt trình độ phát triển của nhốm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

“10/12 tiêu chí lớn nâng hạng lên thị trường mới nổi đã được đáp ứng”

Giai đoạn 2021-2030 được đánh giá có nhiều thuận lợi và đi kèm đó là nhiều thách thức để có thể hoàn thành 6 mục tiêu đã đề ra đối với thị trường chứng khoán. Trong đó, theo ông Vũ Chí Dũng, chứng khoán Việt Nam được hỗ trợ từ tình hình kinh tế vĩ mô ổn định khi nền kinh tế Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng, triển vọng phát triển của nền kinh tế trong trung và dài hạn khả quan. Việt Nam cũng đã hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế, tiến gần hơn các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Khung pháp lý trên thị trường chứng khoán cũng liên tục được hoàn thiện.

Thuận lợi thứ hai đến từ tiềm năng phát triển của thị trường. Công chúng đầu tư ngày càng quan tâm sâu rộng đến thị trường. Hiện thị trường chứng khoán đã triển khai sản phẩm phái sinh, và đang trong quá trình hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán. Về tổ chức hoạt động, thị trường đã thành lập sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, chuyển đổi từ trung tâm lưu ký chứng khoán sang tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

“Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đáp ứng 8/17 tiêu chí nâng hạng của MSCI và 7/9 điều kiện của FTSE”, ông Dũng cho hay.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, hai tổ chức trên là các bên nắm thị phần lớn nhất trong việc xây dựng các chỉ số phục vụ hoạt động của các quỹ đầu tư thụ động. Nếu nhóm lại các tiêu chuẩn của cả hai tổ chức về các nội dung có liên quan, ông Dũng cho biết 10/12 tiêu chí lớn đáp ứng yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi đã được đáp ứng. Ngoài ra, tiềm năng của thị trường Việt Nam còn đến từ việc hệ thống giao dịch mới (KRX) đang được triển khai. 

Tuy nhiên, tương tự nhiều thị trường, chứng khoán Việt Nam đối diện thách thức lớn từ sự bất ổn của các nền kinh tế thế giới. Các cấu phần thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ. Ngoài ra, ông Vũ Chí Dũng cũng nhấn mạnh tác động tiêu cực của các kết nối xuyên biên giới đã hình thành các kênh đầu tư không chính thức, tạo áp lực trong đổi mới và công tác quản lý, giám sát liên thị trường.

Ông Don Lam: Nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hút 10 tỷ USD vốn mới
Tôi đi nước ngoài, gặp các nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc…đều rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư