-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện có 12 mặt hàng xuất khẩu có thể có nguy cơ bị điều tra tại các thị trường Hoa Kỳ, EU. |
Thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”, Cục Phòng vệ thương mại đã thường xuyên theo dõi, cập nhật Danh sách các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại hoặc điều tra gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Danh sách được xây dựng trên cơ sở theo dõi biến động xuất khẩu của những mặt hàng đã bị thị trường xuất khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các biện pháp hạn chế thương mại khác với nước thứ ba nhưng chưa áp dụng đối với Việt Nam.
Qua theo dõi 26 mặt hàng trong danh sách, hiện tại theo đánh giá của Cục Phòng vệ thương mại có 12 mặt hàng có thể có nguy cơ bị điều tra tại các thị trường Hoa Kỳ, EU.... Trong đó, tại Hoa Kỳ, mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ cao là Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng (hardwood plywood); Đệm mút (mattress); Tủ gỗ (Wooden cabinets and vanities); Đá nhân tạo (Quartz surface products); Xe đạp điện (Electric bicycles); Ống đồng (Seamless refined copper pipe and tube); Khớp nối bằng thép (Forge steel fittings); Bánh xe thép (Steel wheels); Thép tiền chế (Fabricated structural steel); Vỏ bình ga (Steel propane cylinders) và Ghim đóng thùng (Carton-closing staples).
Tại thị trường EU, nhóm hàng có nguy cơ bị điều tra gồm: Lốp xe tải và xe khách (Tyres for buses or lorries); Xe đạp điện (Electric bicycles).
Hiện, hầu hết các mặt hàng này đều đang bị các thị trường nhập khẩu đưa vào "danh sách đen" áp dụng cấc biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh từ 33,4 triệu USD năm 2016 lên 322,2 triệu USD năm 2019. Riêng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 63,7% so với năm 2018.
Tháng 10/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thông báo chính thức điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại đối với một số công ty Hoa Kỳ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam. Tháng 1/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang thụ lý hồ sơ và cân nhắc việc khởi xướng điều tra.
Vừa mới đây, một số công ty sản xuất đệm mút của Hoa Kỳ đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đệm mút nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang thụ lý hồ sơ và cân nhắc việc khởi xướng điều tra.
Mặt hàng tủ gỗ cũng vậy. Kim ngạch xuất khẩu tủ gỗ của Việt Nam đã tăng mạnh từ 913 triệu USD năm 2018 lên 1,37 tỷ USD năm 2019 (tăng 50%). Xu hướng tăng đặc biệt thấy rõ kể từ tháng 3/2019 khi Hoa Kỳ bắt đầu điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc
Đối với mặt hàng đá nhân tạo, trong năm 2019, nhập khẩu đá nhân tạo của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng gấp 2,5 lần so với năm 2018, từ 46,3 triệu USD lên 118,2 triệu USD. Từ thời điểm tháng 6 năm 2019 sau khi biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức được áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc, nhập khẩu đá nhân tạo từ Việt Nam đã tăng mạnh.
Hoa Kỳ đã điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù kim ngạch xuất khẩu của hai đối tác này thấp hơn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nên rất có khả năng trong tương lai gần Hoa Kỳ sẽ tiếp tục điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đá nhân tạo của Việt Nam.
Riêng sản phẩm khớp nối bằng thép, thị trường Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm của Trung Quốc, Ý và Đài Loan (Trung Quốc). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,7 triệu USD năm 2018 và 6,3 triệu USD năm 2019.
Cục Phòng vệ Thương mại cho rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không lớn và không có tăng trưởng đột biến, tuy nhiên qua công tác giám sát, cơ quan chức năng xác định sản phẩm này có thể có nguy cơ bị điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025