
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
![]() |
Trong số 19 vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam trong năm 2018 có tới 10 vụ kiện với ngành thép. |
Bộ Công Thương thông tin, tính hết năm 2018 đã có 144 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó năm 2018 đã có 19 vụ việc mới được khởi xướng.
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (27 vụ việc), tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ việc), Ấn Độ (17 vụ việc) và EU (14 vụ việc).
Trong số 144 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại có 81 vụ việc về chống bán phá giá, 30 vụ việc tự vệ có liên quan đến hàng hóa Việt Nam, 14 vụ việc trợ cấp và 19 vụ việc chống lẩn tránh thuế.
Như vậy, so với số lượng 13 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng năm 2017 thì số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại đã tăng thêm xấp xỉ 50% trong năm 2018 với 19 vụ việc, trong đó có 6 vụ việc chống bán phá giá, 7 vụ việc tự vệ, 4 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc chống lẩn tránh thuế.
Điều đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu tiên năm 2018 mới chỉ có 8 vụ việc được khởi xướng, tuy nhiên trong 6 tháng tiếp theo đã khởi xướng thêm 11 vụ việc.
Đứng đầu trong Danh sách các ngành hàng bị dính phòng vệ thương mại nhiều nhất là sắt thép. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong số 19 vụ việc phòng vệ thương mại mà các nước điều tra với Việt Nam năm 2018 thì có tới 10 vụ là với sản phẩm thép (chiếm 52,6%).
Đặc biệt, sau khi Hoa Kỳ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép theo mục 232 Đạo luật Mở rộng thương mại, các nước EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Liên minh kinh tế Á-Âu đã tự khởi xướng điều tra tự vệ đối với một loạt các sản phẩm thép nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước nguy cơ chuyển hướng thương mại do các biện pháp của Hoa Kỳ.
Thêm vào đó, các nước như Canada, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia cũng đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số sản phẩm thép của Việt Nam.
Bên cạnh các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, thép cũng đang là đối tượng của nhiều vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế. Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra 19 vụ việc chống lẩn tránh thuế, trong đó có 8 vụ việc liên quan đến sản phẩm sắt, thép.

-
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao