Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Khuyến nghị doanh nghiệp về phòng vệ thương mại
Thế Hải - 05/09/2018 13:26
 
Hội thảo “Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới hiện nay: Cập nhật và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc” sẽ được Bộ Công Thương, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc tổ chức vào trung tuần tháng 9/2018.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian gần đây, các quốc gia có xu hướng tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước.

Điều này đã và đang có tác động nhất định đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam nói riêng.

Nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp liên quan, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới, cập nhật và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc” vào ngày 18/9/2018 tại Khách sạn Wyndham Legend Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hội thảo là nơi gặp gỡ của đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam và Hàn Quốc.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến ngày 20/8/2018, cả nước có 26.438 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 183,62 tỷ USD, bằng 55% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Đã có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 61,08 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư).

Nhật Bản đứng thứ hai với 55,84 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông.

Với 61,08 tỷ USD tỷ USD vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc cũng là quốc gia có lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, có đóng góp lớn cho xuất khẩu, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Samsung năm 2017 đã vượt 50 tỷ USD, tính đến hết tháng 6 năm nay, Samsung đã xuất khẩu 28 tỷ USD, dự kiến cả năm gần 60 tỷ USD.

Cùng với kim ngạch xuất khẩu có giá trị lớn và tiếp tục gia tăng theo từng năm, cũng đồng nghĩa với việc dễ bị vướng vào các vụ áp dụng phòng vệ thương mại từ các thị trường nhập khẩu, điển hình với các nhóm hàng xuất khẩu như sắt thép, xơ sợi, túi PE, thủy sản…

Cục Phòng vệ thương mại cũng đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp đó là để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại khi tham gia vào các vụ kiện, các doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Cơ quan này cũng lưu ý các doanh nghiệp nên thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước, nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.

Sợi xuất khẩu trầy trật vì bị áp thuế chống bán phá giá
Sợi xuất khẩu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do bị áp thuế chống bán phá giá cao tại một số thị trường xuất khẩu chính như Thổ Nhĩ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư