Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
14 ngân hàng Nhật tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Trúc Linh - 21/08/2014 09:46
 
Chiều 20/8, tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Vũ Tiến Lộc đã có buổi tiếp đoàn gồm 14 ngân hàng Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng hàng đầu Malaysia muốn vào Việt Nam
Nhà đầu tư ngoại muốn tăng quyền kiểm soát ngân hàng
Ngân hàng nước ngoài có niềm tin hoạt động tại Việt Nam

Tại buổi làm việc, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, hiện nay đang có làn sóng đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản sang Việt Nam. TS. Lộc dẫn chứng, Nhật Bản đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 1.213 dự án.

Trong năm 2013, Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản gần 2 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu là 13,65 tỷ USD và nhập lại lượng hàng hóa với kim ngạch 11,61 tỷ USD. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất sang Nhật Bản khối lượng hàng hóa với trị giá 8,5 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Thủy sản, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may…

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc tiếp đoàn ngân hàng Nhật Bản

Chủ tịch VCCI dẫn chứng điều tra của JETRO cho thấy, 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát cho biết sản xuất kinh doanh có lãi trong năm 2013. Đặc biệt, có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tiếp tục mở rộng kinh doanh, do có khả năng tăng trưởng cao và tăng doanh thu. Một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cùng đánh giá cao quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng và tình hình chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam và nguồn lao động dễ tuyển dụng. “Trong thời gian tới Việt Nam và Nhật Bản sẽ phấn đấu để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam phải đạt 10 tỷ USD” - TS Lộc nhấn mạnh.

Về phía các ngân hàng Nhật Bản cho biết một số doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực ôtô, môi trường và xử lý nước thải. Tuy nhiên điều họ lo ngại là thủ tục hành chính ở Việt Nam đang rất rườm rà khiến một số doanh nghiệp băn khoăn khi lựa chọn đầu tư.

TTS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: "Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang rà soát và cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính. Riêng lĩnh vực thuế sẽ cắt giảm đến 50% thủ tục nhằm tạo môi trường đầu tư bình đẳng cho các doanh nghiệp. Tôi nghĩ đây chính là yếu tố sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam mạnh mẽ trong thời gian tới".

Đại diện đoàn ngân hàng Nhật Bản cũng khẳng định: “Hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù còn những thách thức trong môi trường đầu tư, tuy nhiên xu hướng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sang Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới”.

Theo cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 3/2014, các nhà đầu tư Nhật Bản có 2.237 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 35,38 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, Nhật Bản đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 1.213 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,82 tỷ USD (chiếm 54,2% tổng số dự án và chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 30 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,4 tỷ USD (chiếm 4% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 54 dự án số vốn đầu tư đăng ký là 1,05 tỷ USD (chiếm 3% tổng vốn đầu tư).

Ngân hàng Việt nhận định sai đối thủ? Ngân hàng Việt nhận định sai đối thủ?

() Khảo sát của Ernst & Young (EY) cho thấy, 50% ngân hàng Việt Nam lo ngại đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật và Châu Âu mà chưa nhận thấy đối thủ nặng ký từ các nước ASEAN. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư