Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
2 cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/2
Thanh Thuý - 11/02/2015 07:00
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/2 của các công ty chứng khoán.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cổ đông liên quan Kế toán trưởng VCB mua bán “chui” cổ phiếu
Phiên 10/2: Mải lo sắm Tết nhà đầu tư chán 'bám sàn'
Chọn mua cổ phiếu nào vào những ngày cuối năm?

1. FPT: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Tổng kết năm 2014, doanh thu thuần của FPT đạt 35.114 tỷ đồng (+23% năm trước), hoàn thành 110% kế hoạch năm. Tăng trưởng doanh thu năm 2014 của FPT chủ yếu đến từ các mảng Xuất khẩu phần mềm (+36% năm trước), Dịch vụ Viễn thông (+19% năm trước) và khối Phân phối Bán lẻ (+31% năm trước). Tuy nhiên do gia tăng chi phí và hoạt động kém hiệu quả từ mảng Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT và Dịch vụ Online khiến lợi nhuận trước thuế của cả Tập đoàn giảm 2% năm trước và chỉ đạt 2.456 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.075 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 94% kế hoạch năm và tương tự như mức 2.065 tỷ đồng của năm 2013. EPS 2014 đạt 4.735 đồng/CP, cổ phiếu FPT đang được giao dịch với PE = 9,95x.

Với những kết quả đạt được trong năm 2014, FPT đặt mục tiêu doanh thu thuần 2015 đạt 39.600 tỷ đồng (+13% so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 2.850 tỷ đồng (+16% năm trước). Triển vọng tích cực cho năm 2015 đến từ việc cải thiện của khối Công nghệ và việc tiếp tục đẩy mạnh mảng Bán lẻ:

- Khối Công nghệ: mảng Xuất khẩu phần mềm được FPT dự báo doanh thu sẽ tăng trưởng 30% do cơ hội từ thị trường mới. Ngoài ra, với các mảng còn lại, giá trị hợp đồng chưa thực hiện của Giải pháp phần mềm, Tích hợp hệ thống và Dịch vụ CNTT đạt tổng cộng 2.650 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 12, tăng tương đối so với cùng kỳ năm trước (với giá trị chỉ 1.500 - 1.700 tỷ đồng).

- Mạng lưới Bán lẻ sản phẩm công nghệ tiếp tục được mở rộng trong năm 2015 với việc mở thêm 50 - 60 cửa hàng (hiện số lượng cửa hàng đang là 163, trong đó 63 cửa hàng được mở mới trong năm 2014). FPT kỳ vọng doanh thu mảng bán lẻ sẽ tăng trưởng 30% so với năm 2014, lợi nhuận cũng sẽ được cải thiện đáng kể do tăng biên lợi nhuận gộp và chi phí cố định của từng cửa hàng thấp hơn trước.

Quan điểm đầu tư: Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị Mua Trung và Dài hạn với mức giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu FPT là 60.742 đồng/CP như Báo cáo ngày 27/08/2014 của BSC.

2. SHP: Lạc quan về triển vọng kinh doanh

CTCK MB (MBS)

SHP công bố kết quả kinh doanh năm 2014. Theo đó, doanh thu đạt mức 596 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với cùng kỳ; lợi nhuận ròng đạt mức 214 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh của SHP đã vượt 175% kế hoạch.

Trong năm 2014, cả ba nhà máy thủy điện của SHP đều sản xuất lượng điện cao và vượt kế hoạch. Cụ thể, nhà máy Đa Siat sản xuất 69,8 triệu Kwh điện; nhà máy Đa Dâng 2 sản xuất 214,5 triệu Kwh điện; nhà máy Đa Mbri sản xuất 378,4 triệu Kwh điện.

Hiện tại, các tỉnh thành phía nam vẫn thiếu điện do đó SHP có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá bán điện với EVN. Trong năm 2014, giá bán điện của SHP đã được điều chỉnh tăng so với năm ngoái, hỗ trợ tích cực cho kết quả kinh doanh của Công ty.

Một yếu tố mà chúng tôi đánh giá cao SHP, đó là cả ba nhà máy thủy điện của Công ty đều được xây dựng tại các địa điểm có điều kiện thủy văn thuận lợi và ổn định. Điều này khiến cho các nhà máy của Công ty thường sản xuất lượng điện vượt công suất thiết kế.

SHP đã qua giai đoạn đầu tư tài sản cố định lớn và bắt đầu bước vào giai đoạn khai thác do đó dòng tiền của Công ty sẽ có xu hướng mạnh lên trong các năm tới. Chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng Công ty.

Lợi nhuận công ty điện tăng trưởng cao

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Đến ngày 10/2/2015, hầu hết các công ty phát điện niêm yết trên TTCK đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2014 (ngoại trừ PPC, VSH và TMP). Trong quý IV/2014, lợi nhuận của phần lớn các công ty đều tăng trưởng cao.

Ở nhóm nhiệt điện, lợi nhuận sau thuế quý IV/2014 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc đối với cả 3 công ty đã công bố báo cáo (NBP, BTP, NT2). Đối với BTP và NT2, động lực tăng trưởng chính là sản lượng tăng và ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá do tỷ giá KRW/VND (đối với BTP) và tỷ giá EUR/VND (đối với NT2) giảm so với cùng kỳ. Ở trường hợp của NBP, mặc dù sản lượng giảm so với cùng kỳ nhưng giá bán điện bình quân tăng do tham gia thị trường điện cạnh tranh với giá tốt đã giúp cải thiện đáng kể  tỷ suất lợi nhuận và đẩy lợi nhuận tăng cao.

Ở nhóm thuỷ điện, các công ty ở miền Bắc và miền Nam vẫn đạt sản lượng cao hơn cùng kỳ năm trước như TBC, HJS, SJD, SHP. Trong khi đó, sản lượng của các công ty có địa bàn hoạt động  ở  miền Trung Tây Nguyên đều giảm gồm CHP, SBA, SEB, DRL, GHC do lượng nước về các hồ thấp.

Đáng chú ý, việc tham gia thị trường điện cạnh tranh đã đem lại kết quả tích cực cho một số công ty như NBP, CHP . Mặc dù sản lượng giảm so với cùng kỳ nhưng các công ty này vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ nhờ tham gia thị trường điện cạnh tranh hiệu quả, đạt giá bán điện bình quân cao.

Tập trung "xây gốc" cho thị trường chứng khoán

“Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty. Đây được coi là một trong những yếu tố gốc để góp phần đảm bảo cho TTCK phát triển bền vững, lành mạnh”, Phó chủ tịch UBCK Nguyễn Thành Long trao đổi với Báo ĐTCK.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư