Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/10
 
Báo Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/10 của các công ty chứng khoán.

1. Khuyến nghị trung lập đối với Thalexim

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Theo BMI, mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm 4.7% trong 5 năm tới, cao gấp 3.6 lần so với thế giới.

Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim) sở hữu mạng lưới trạm xăng dầu rộng khắp trong địa bàn tỉnh Bình Dương và các tính lân cận, phân phối xăng dầu cho 800 đại lý phía Nam và 400 đại lý phía Bắc, chiếm 8,5% thị phần, chỉ sau PVOil và Petrolimex.

Tháng 9/2016, Kho xăng dầu VK 102 Chánh Mỹ đi vào hoạt động, nâng công suất kho chứa lên gấp 3 lần (từ 57,000 m3 lên 172,000 m3), sẽ giúp tăng sản lượng bán hàng và nâng cao biên lợi nhuận nhờ cải thiện chi phí logistic.

Ngoài ra, Thalexim còn sở hữu và quản lý 39 khu đất, có tổng diện tích 317 ha và chủ yếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương, tiềm năng phục vụ kinh doanh bất động sản nhà ở.

Chúng tôi định giá cổ phiếu Thalexim ở mức 10.700 đồng trên mỗi cổ phần vào cuối 2018. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 4.6% so với giá IPO là 10,600đ/cp, bao gồm cổ tức 3.6%. Khuyến nghị trung lập.

2. Khuyến nghị trung lập đối với VDP

CTCK Phú Hưng (PHS)

Hiện tại nguồn thu nhập bất thường chiếm tỷ trọng đáng kể, lên tới 52% trong lợi nhuận trước thuế của CTCP Dược phẩm Trung ương (VDP) trong năm 2016 và tỷ lệ này dự kiến sẽ vào khoảng 36% trong năm 2017.

Chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 47 tỷ đồng, tương ứng EPS forward là 3.646 đồng/cổ phiếu và EPS cốt lõi là 2.676 đồng/cổ phiếu. Với P/E ngành ở mức trung bình 16.x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của VDP vào khoảng 42.816 đồng/cổ phiếu (ước tính trên EPS cốt lõi 2017 và P/E trung bình ngành).

Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập ở thời điểm hiện tại và khuyến cáo nhà đầu tư cần xem xét thêm về tính ổn định trong kết quả kinh doanh của VDP trong thời gian tới sau khi hoàn tất việc ghi nhận các khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đầu tư.

3. Cơ hội mua khá tốt đối với cổ phiếu KBC

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

Tính đến thời điểm hiện tại giá của cổ phiếu Công ty Cổ phần Kinh Bắc (mã KBC) gần như không tăng trưởng trong năm 2017 khi đang giao dịch tại vùng đáy 13,000 đồng. Mặc dù có một nhịp tăng hồi đầu năm lên đỉnh 17.500 đồng nhưng cổ phiếu này sau đó giảm mạnh.

Có 3 nguyên nhân khiến cho cổ phiếu KBC không thể duy trì đà tăng

Thứ nhất, cổ phiếu này vốn được kỳ vọng rất nhiều với hiệp định TPP, tuy nhiên kể từ khi hiệp định này bị phá vỡ khiến cho cổ phiếu này không còn được NĐT ưa chuộng.

Thứ 2 là tình hình kinh doanh của KBC có những điểm khiến nhiều NĐT e ngại. Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của KBC đạt 484 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ và LNST giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ là 413 tỷ đồng. Trong đó Doanh thu Quý 2 chỉ có 49 tỷ đồng do 2 dự án thuê Khu công nghiệp lớn với JA Solar Energy và ZYF Vietnam chưa thể ghi nhận Doanh thu. Nhưng do chuyển nhượng dự án BĐS Lotus giúp cho KBC có được khoản lợi nhuận khá tích cực.

Thứ 3, việc khối ngoại liên tục bán ròng với khối lượng lớn, gần đây nhất Quỹ Pyn Elite Fund (Non-Ucits) bán ra khoảng 5 triệu cổ phiếu. Trước đó là Vietnam Enterprise Investments Limited thuộc hệ thống Quỹ của DragonCapital bán ra.

Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích có thể thấy đây là cơ hội mua khá tốt đối với cổ phiếu này.

Cụ thể, về tình hình kinh doanh, trong cuộc họp mặt với NĐT gần nhất Ban lãnh đạo KBC tiếp tục khẳng định sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2017 với Doanh thu đạt 2,800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 850 tỷ đồng. Trên kế hoạch này, KBC sẽ thu được từ hoạt động cho thuê Khu công nghiệp đặc biệt là 2 dự án lớn đã ký từ năm 2016 vào cuối năm 2017 là A Solar Energy (dự án 90 ha) và ZYF Vietnam ( dự án 108 ha).

Về tình hình tài chính của KBC mới là điểm sáng nhất của Doanh nghiệp này. Trong những năm trước khi KBC gặp muôn vàn khó khăn và nợ đọng rất lớn. KBC đã từng phải phát hành cổ phiếu để trừ nợ khiến cổ phiếu tự do khá lớn. Tuy nhiên, kể từ 2 năm trở lại đây tình hình kinh doanh của KBC có dấu hiệu khá tích cực, dòng tiền kinh doanh đã dương lên tạo cơ hội cho Doanh nghiệp xoay chuyển các khoản nợ và tái đầu tư vào mảng kinh doanh chính là các Khu công nghiệp.

Ngoài ra, KBC đã phát hành thành công 500 tỷ đồng tiền trái phiếu với lãi suất 10.5% cho 2 năm và đã đáo nợ một số khoản đến hạn thanh toán. Nợ của KBC tiếp tục được cơ cấu lại với mức lãi suất thấp hơn và kỳ hạn dài hơn nhằm đảm bảo cho các Kế hoạch kinh doạn ổn định. Việc KBC phát hành thành công Trái phiếu cho thấy tín hiệu tích cực mà các Trái chủ đã nhìn nhận về Doanh nghiệp này.

Chúng tôi cho rằng nếu như KBC chuyển nhượng thêm dự án Hanoi multi-fuction complex thì nhiều khả năng lợi nhuận sau thuế sẽ vượt 1.000 tỷ đồng. EPS tương ứng là 2.100 đồng và P/E hiện tại đang ở mức 6,3 lần mức tương đối rẻ mua vào.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền không ngại rủi ro
Xu hướng trên thị trường chứng khoán toàn cầu cho thấy, dòng tiền đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và không ngại rủi ro. Một nhịp điều...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư