-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao
Việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong CPTPP vẫn còn thấp hơn so với các FTA khác. |
Sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ tận dụng những ưu đãi xuất xứ thực hiện trong CPTPP ở mức 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao được cho là hầu hết các nước đối tác đều đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công thương) cho biết tại Tọa đàm: Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP sáng 1/12: "Sau gần 4 năm thực thi CPTPP, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về FTA nói chung và hiệp định CPTPP nói riêng đã cải thiện đáng kể".
Kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp hiểu về CPTPP chỉ ở mức 2% vào năm 2020 thì nay tăng lên 9%. Hai là kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP chưa từng có FTA trước đó, là Canada, Mexico, Peru, ghi nhận tăng trưởng rất mạnh, xuất siêu lớn.
Cụ thể, thặng dư thương mại từ riêng Canada và Mexico rất đáng kể. Năm 2019, xuất siêu sang 2 thị trường này lên tới 8,5 tỷ USD, điều đó cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã để ý xuất khẩu sang các thị trường mới.
Dưới góc nhìn của bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tỷ lệ sử dụng ưu đãi tại các thị trường mới trong CPTPP không quá thấp.
"Nếu nhìn con số về tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong CPTPP ở mức 6,7%, đứng về con số tuyệt đối nghe có vẻ thấp, nhưng thực tế con số này tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra toàn bộ khối gồm 11 nước thành viên và trong đó mới có 6 nước thành viên đã thực thi CPTPP tính đến thời điểm khoảng từ tháng 8/2021 trở về trước. Nếu chỉ tính trên trên sáu nước này thôi, tỷ lệ sẽ cao hơn chứ không phải là 6,7%", bà Hương lý giải.
Đứng về góc độ mặt hàng, nếu tính trên tổng thể chung của khối CPTPP bao gồm những nước đã thực thi và những nước chưa thực thi hiệp định, tỷ lệ những nhóm hàng chúng ta sử dụng tốt là giày dép chiếm khoảng 43%, xơ sợi cũng khoảng 33%, sắt thép và các sản phẩm sắt, thép 76%, điện thoại và linh kiện điện thoại là 13% và thủy sản là 6%.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) cho hay, với một loạt FTA đã thực thi, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều lựa chọn để có ưu đãi, không nhất thiết phải là CPTPP.
Ông thừa nhận, đối với ngành dệt may, trong ba năm thực thi CPTPP thì tỷ lệ mà xin chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan rất thấp. Bởi vì trong số mà 7 nước đã ký CPTPP thì Việt Nam hầu như đã có hiệp định song phương hoặc đa phương, ví dụ như Nhật Bản, New Zealand đã có song phương hết rồi, gần như doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế quan từ trước. Đơn cử, FTA giữa Việt Nam - Nhật Bản thì điều kiện để hưởng thuế suất 0% còn dễ thở hơn so với CPTPP, đó là lý do giải thích cho việc tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP mới ở mức gần 7%.
"Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong CPTPP thực sự không dễ đáp ứng với ngành dệt may, đó là lý do tận dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP với May Hưng Yên và các doanh nghiệp khác trong ngành chưa cao", ông Dương thừa nhận.
Theo Sở Công thương Bình Dương, địa phương có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản..., sau gần 4 năm CPTPP có hiệu lực thì đa số các doanh nghiệp đã nắm bắt được các nội dung và cốt lõi, trọng tâm của Hiệp định, một bộ phận doanh nghiệp đã tận dụng được ưu đãi xuất xứ khi xuất khẩu vào thị trường CPTPP.
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng 2022 của Bình Dương sang thị trường CPTPP đạt khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 11,02% so với cùng kỳ và chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Ông Trần Thế Phương, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương Bình Dương kỳ vọng, trong thời gian tới, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan sâu rộng thì ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn để đề ra chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm thích ứng với tiến trình hội nhập.
Để tận dụng hiệu quả ưu đãi CPTPP trong giai đoạn tới, theo ông Ngô Chung Khanh, thì đầu tiên phải tăng được kim ngạch xuất khẩu, trong đó tập trung vào những nhóm ngành hàng có tỷ lệ tận dụng cao.
Quy tắc xuất xứ mà Hiệp định CPTPP đưa ra là khá cao so với các FTA khác, nhưng từ khảo sát gần đây của VCCI về vấn đề các yếu tố nào cản trở doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, có đưa ra khoảng 7- 8 yếu tố, thì yếu tố lớn nhất không phải là quy tắc xuất xứ.
Cụ thể, yếu tố cản trở lớn nhất là bất ổn của thị trường, thứ hai là liên quan đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh, thứ ba liên quan đến thông tin, thứ tư mới là quy tắc xuất xứ.
-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026
-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land