Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam xuất siêu 6 tỷ USD sang thị trường CPTPP
Thế Hoàng - 11/10/2022 08:15
 
Trong 8 tháng 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 41 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021, xuất siêu ghi nhận 6 tỷ USD.
Xuất khẩu sang thị trường CPTPP 8 tháng tăng trưởng gần 39% so với cùng kỳ, đạt 41 tỷ USD< xuất siêu 6 tỷ USD.
Xuất khẩu sang thị trường CPTPP 8 tháng tăng trưởng gần 39% so với cùng kỳ, đạt 41 tỷ USD, xuất siêu 6 tỷ USD.

Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn din và Tiến bxuyênThái Bình Dương (CPTPP)  gửi Quốc hội tại khp thứ tư, Quc hi khóa XV ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực trong thương mại với khu vực thị trường gồm 11 quốc gia thành viên.

Xuất siêu 6 tỷ USD sang thị trường CPTPP

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 41 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này đạt 35 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất siêu sau 8 tháng ghi nhận đạt 6 tỷ USD, là mức cao nhất từ khi FTA này có hiệu lực, trong khi các năm đầu thực thi CPTPP, cán cân thương mại 2 chiều khá cân bằng, Việt Nam xuất siêu không đáng kể.

Xuất khẩu tăng trưởng cao, xuất siêu cải thiện cho thấy các ngành hàng xuất khẩu tiếp tục tận dụng CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu.

8 tháng qua, xuất khẩu sang  một số nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có FTA trước đây tăng trưởng rất tích cực. Xuất khẩu sang Canada đạt 4,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hàng dệt may đạt 918.3 triệu USD, (tăng khoảng 48,4%); giày dép các loại đạt 407.2 triệu USD (tăng 52%); điện thoại các loại và linh kiện đạt 656 triệu USD (tăng  25%).

Xuất khẩu sang Mexico đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính như điện thoại các loại và linh kiện đạt 548.9 triệu USD (tăng 62,2%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 441.3 triệu USD (tăng 50%).

Năm 2021 , Việt Nam thu hút được khoảng gần 8,9 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm 23,2% so với năm 2020. Số dự án cấp mới đạt 500, giảm 122 dự án so với năm 2020.

Việc thu hút đầu tư trong năm 2021 có sự giảm là do các tác động đến từ dịch bệnh Covid-19.
Trong số các nước CPTPP đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản là nước có tổng vốn và số dự án đầu tư cao nhất với các con số tương ứng là 2,9 tỷ USD và 272 dự án, tiếp theo là Singapore và Austraia.

Đối chiếu với kim ngạch xuất khẩu thực hiện trong cả năm 2021 sang khu vực này là 45,4 tỷ USD, sau 8 tháng, xuất khẩu đã gần bằng cả năm ngoái.

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng khoảng 18,1% so với năm 2020. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng khoảng 37,6 % so với năm 2020, nhập siêu 200 triệu USD.

Nếu xét riêng đối với các thị trường các nước thành viên CPTPP tại châu Mỹ, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang cả 4 quốc gia thành viên CPTPP thuộc khu vực này (Canada, Mexico, Peru, Chile) đều đạt mức tăng trưởng cao, với kim ngạch 2 chiều khoảng 13,7 tỷ USD, tăng khoảng 31,2% so với năm 2020.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 12,05 tỷ USD, tăng tới khoảng 36,3%, là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 trong quý 3 năm 2021. Thặng dư thương mại của Việt Nam với nhóm nước này lên đến khoảng 10,39 tỷ USD, góp phần tích cực trong việc cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.

Chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019, CPTPP đã qua chặng đường 3 năm đầu thực thi. Trong 3 năm qua, kinh tế - thương mại toàn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn.

Năm 2019, thương mại quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, sự suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế...

Năm 2020 - 2021, Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, hoạt động thương mại bị xáo trộn chưa từng có tiền lệ. Diễn tiến dịch bệnh, chính sách giãn cách xã hội, các quyết định đóng cửa tạm thời nền kinh tế, đứt gãy chuỗi sản xuất và vận tải… là những yếu tố hoàn toàn mới, bất thường, tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại.

Giày dép, sắt thép tận dụng ưu đãi thuế quan cao nhất

Vtình hình tn dng quy tc xut xhàng hóa (C/O) theo CPTPP, Báo cáo cho biết, Canada và Mexico là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong Hiệp định CPTP và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sử dụng C/O mẫu CPTPP sang hai thị trường này là lớn nhất, chiếm tổng cộng hơn 90% kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu CPTPP.

Trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định (năm 2019), kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu CPTPP từ Việt Nam sang Canada đạt khoảng 324,7 triệu USD và sang Mexico là 203,2 triệu USD.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện hiệp định, tính đến hết năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu CPTPP sang Canada đã đạt hơn 514 triệu USD (tăng gần 1,6 lần so với 2019); sang Mexico đạt hơn 1,85 tỷ USD (tăng gấp 9 lần so với 2019).

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang Canada và Mexico có sử dụng C/O mẫu CPTPP lần lượt là 572,7 triệu USD (chiếm 12,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Canada) và 1,1 tỷ USD (chiếm 34,4% kim ngạch xuất khẩu sang Mexico).

Các mặt hàng xuất khẩu sử dụng C/O mẫu CPTPP chủ yếu là hàng giày dép, sắt thép và sản phẩm sắt thép, điện thoại và linh kiện điện thoại, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Riêng mặt hàng dệt may mặc dù có sự tăng trưởng theo các năm nhưng tỷ lệ kim ngạch sử dụng C/O mẫu CPTPP chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này sang thị trường các nước CPTPP.

Báo cáo Xuất nhập khẩu 2021 của Bộ Công thương trước đó phân tích, so với các FTA khác, tỷ lệ cấp C/O mẫu CPTPP không cao, chỉ đạt 6,34% (tương đương hơn 2,5 tỷ USD), nhưng điều này không có nghĩa hàng hóa xuất khẩu sang khu vực này phải chịu thuế cao.

Tỷ lệ cấp C/O mẫu CPTPP chưa cao là một phần do hầu hết các nước đối tác trong CPTPP đều đã có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, quy tắc xuất xứ dễ hơn và mức thuế suất ưu đãi tốt hơn so với CPTPP trong những năm đầu hiệp định này có hiệu lực.

Thị trường CPTPP nhập gần 20 tỷ USD hàng hóa Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối thị trường CPTPP đạt 40,8 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm, trong đó Việt Nam, trong đó xuất khẩu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư