Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Thị trường CPTPP nhập gần 20 tỷ USD hàng hóa Việt Nam
Thế Hoàng - 13/07/2022 16:29
 
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối thị trường CPTPP đạt 40,8 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm, trong đó Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang khối này đạt 19,5 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa  đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hàng hóa 5 tháng 2022 sang thị trường CPTPP đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho biết,  5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối thị trường CPTPP đạt 40,8 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng 19,5 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 21,3 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu từ khối này 1,8 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt cao nhất trong số các nước thành viên CPTPP,  đạt 9,3 tỷ USD, xuất khẩu sang Malaysia đạt khoảng 2,4 tỷ USD, sang Australia đạt khoảng 2,3 tỷ USD, sang Singapore đạt khoảng 1,9 tỷ USD.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước thành viên chưa từng có FTA trước đó cũng đạt những kết quả tích cực như xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng gần 30%, Mexico đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng gần 22% sang Peru đạt khoảng 247 triệu USD, tăng 12,2%...

Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP là hàng dệt, may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ từng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện;...

Về nhập khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 9,8 tỷ USD, cũng đạt mức cao nhất trong các nước thành viên CPTPP. Đứng ở vị trí tiếp theo là nhập khẩu từ Malaysia đạt khoảng 4 tỷ USD, từ Australia đạt khoảng 3,8 tỷ USD, từ Singapore đạt khoảng 2 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ một số nước thành viên mới có FTA là Canada đạt khoảng 258,1 triệu USD, Mexico đạt khoảng 352,4 triệu USD, sang Peru đạt 20,8 triệu USD.

Chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019, CPTPP đã qua chặng đường 3 năm đầu thực thi. Trong 3 năm qua,kinh tế- thương mại toàn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn.

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 91,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang 10 quốc gia thành viên CPTPP với giá trị 46 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 45,4 tỷ USD, Bộ Công thương đánh giá, việc thực thi Hiệp định CPTPP tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.

Giới chuyên gia nhận định, năm 2022, các FTA, trong đó có CPTPP, sẽ tiếp tục mở ra những lợi thế về ưu đãi thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu.

Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027.

Trong đó, dự thảo quy định rõ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho giai đoạn 2022-2027, áp dụng đối với 603 dòng thuế. Thuế suất trung bình thuế xuất khẩu ưu đãi năm 2022 là 8,3%; năm 2023 là 7,9%; năm 2024 là 7,4%; năm 2025 là 7%; năm 2026 là 6,6%; năm 2027 là 3,6%. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP.

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01/12/2022 đến hết ngày 31/12/2027.

Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định thì sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước là thành viên của Hiệp định CPTPP.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư