-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Diễn đàn Thực hiện Mục tiêu phát triển Bền vững diễn ra tại Hà Nội |
Tại Diễn đàn Thực hiện Mục tiêu phát triển Bền vững tổ chức ngày 7/4, bà Pratibh Mehta, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam cho biết năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang đứng trước áp lực lớn. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng vẫn còn đến 66% dân số là người nghèo và cận nghèo, làm việc trong khu vực phi chính thức. Theo bà, khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sẽ tác động lớn đến những đối tượng này.
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, 30 năm vừa qua Việt Nam (VN) đã cố gắng rất nhiều, có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chỉ đủ để ra khỏi ngưỡng nghèo và bước vào ngưỡng trung bình thấp.
Trước những vấn đề đó, bà Phạm Chi Lan cho biết, Việt Nam 2035 hướng tới sự thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ thông qua 3 trụ cột.
Thứ nhất, cần phải đối phó với những thách thức để tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua giải quyết những thách thức của mô hình tăng trưởng hiện nay như: Tăng trưởng được tạo nên bởi sự tích lũy vốn, tăng trưởng năng suất thấp; Ảnh hưởng tích cực từ FDI trong việc nâng cao năng suất và công nghệ chưa rõ ràng; Lĩnh vực dịch vụ tụt hậu so với sản xuất trong phát triển và hội nhập toàn cầu; Tổn thất nặng nề từ biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường; Mô hình phát triển đô thị đối mặt với những thách thức to lớn.
Thứ hai, cần phải thay đổi cơ bản để đối phó với những thách thức hòa nhập.
Hiện đại hóa hệ thống cung cấp dịch vụ của Việt Nam để phù hợp với nhu cầu và mong đợi của một quốc gia có nhập trung bình. Cải cách giáo dục sau cơ bản để cải tiến về phương pháp quản trị, chất lượng và mức độ phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Định hướng lại hệ thống cung cấp dịch vụvà tài chính y tế nhằm có được sự phối hợp chăm sóc với hệ thống chăm sóc ban đầu tại chỗ. Làm sâu sắc thêm cải cách an sinh xã hội để tạo được mạng lưới bảo hiểm và an sinh xã hội cung cấp hỗ trợ tài chính đầy đủ, có nguồn tài chính bền vững, bao phủ hoàn toàn mạng lưới bảo hiểm xã hội và an toàn được xác định mục tiêu rõ ràng.
Đồng thời, bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho tất cả người dân Việt Nam. Đối với người dân tộc thiểu số: thu hẹp khoảng cách về nhập học ở cấp trung học cơ sở, dinh dưỡng, tiếp cận điều kiện vệ sinh. Với người nhập cư: cải cách “hộ khẩu” và xóa bỏ sự gắn kết giữa tình trạng đăng ký hộ khẩu và khả năng tiếp cận dịch vụ. Đối với người khuyết tật: tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm…
“Cải cách chính sách xã hội trong tất cả các lĩnh vực phải nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người dân một cách công bằng đồng thời hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam thông qua việc tạo ra vốn con người tốt hơn, thị trường lao động toàn diện hơn, và chế độ bảo trợ xã hội giúp người dân được an toàn và có năng suất”, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
Thứ ba, Việt Nam cần xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình trong một Nhà nước phân cấp, gồm 3 mục tiêu: (1) Xây dựng một hệ thống hành chính hợp lý dựa trên chế độ chức nghiệp thực tài: cải cách mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương; củng cố vai trò “trung tâm của Chính phủ”; cải thiện hành chính công.
(2) Áp dụng nguyên tắc thị trường đối với các quyết sách kinh tế: tăng cường bảo đảm các quyền tài sản; bảo đảm cạnh tranh; chuyển đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế từ vị thế của một nhà sản xuất sang vị thế là chủ thể điều tiết và hỗ trợ một cách hiệu quả; (3) Tăng cường trách nhiệm giải trình của Nhà nước: tăng cường kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh quyền lực Nhà nước; nâng cao khả năng truy trách nhiệm giải trình của Nhà nước từ người dân.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam