-
Ngành trang sức Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực -
Vàng thế giới "chùn chân" trước thềm cuộc họp của Fed -
Thu ngoài lãi tăng mạnh ở nhiều ngân hàng -
Lợi nhuận Eximbank tăng 54 % so với năm trước -
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng cao kỷ lục trong tuần cuối năm -
MSB đạt 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2024
Triết gia người Anh Alain de Botton đã nói: “Khi ai đó không cảm thấy xấu hổ về con người mình của năm cũ, thì rất có thể họ vẫn chưa học hỏi đủ”.
Cuộc sống của bạn hiện tại, ngay lúc này đây, khác gì so với cách đây 12 tháng? Nếu nó vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là bạn đã không học hỏi được gì nhiều.
Về bản chất, học hỏi là thay đổi và phát triển. Để thay đổi và phát triển, bạn cần phải thường xuyên tạo ra những trải nghiệm đột phá – những khoảnh khắc tạo ra những cảm xúc sâu sắc, và thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và nhìn nhận cuộc sống. Hãy tự hỏi bản thân mình:
- Lần gần nhất bạn có trải nghiệm đột phá như vậy là khi nào?
- Lần gần nhất bạn sử dụng “cơ bắp can đảm” là khi nào?
- Lần gần nhất bạn thử làm một điều gì đó mà khả năng thất bại cực cao là khi nào?
Trả lời những câu hỏi trên, có thể bạn sẽ phát hiện ra bản thân "đứng yên" đã quá lâu.
Cuộc sống vốn dĩ là một trải nghiệm học hỏi. Điều tuyệt vời của việc tiến về phía trước một cách mạnh mẽ là cùng lúc đó, bạn cũng sẽ thay đổi luôn cách mình nhìn nhận về quá khứ. Quá khứ, dù đẹp hay không, thì ý nghĩa của nó cũng sẽ thay đổi, một khi bạn thực hiện những quyết định mới trong tương lai.
Quá khứ mang tính linh hoạt. Tương lai cũng linh hoạt. Điều bạn đang sở hữu là hiện tại. Bạn phải quyết định những điều mình sắp làm. Bạn phải quyết định cách mình sắp sống.
Hoàn toàn không có ai ngăn cản bạn. Bạn có muốn thay đổi? Dưới đây là 30 điều bạn cần phải bắt đầu làm ngay từ bây giờ:
1. Dậy sớm hơn
2. Uống nhiều nước hơn
3. Viết ra những mục tiêu của mình vào mỗi buổi sáng
4. Cài đặt điện thoại ở chế độ máy bay thường xuyên hơn
5. Đi bộ nhiều nhất có thể
6. Vạch ra rõ ràng những điều cần ưu tiên trong cuộc sống
7. Loại bỏ những điều không nằm trong danh sách cần ưu tiên, vì cuộc sống của bạn là sản phẩm được tạo ra bởi những tiêu chuẩn của chính bạn
8. Khôi hài hơn, giàu trí tưởng tượng hơn
9. Tạo ra thêm nhiều trải nghiệm đột phá
10. Gắn kết chặt chẽ hơn với cha mẹ
11. Phát triển những mối quan hệ mang đến cho bạn cảm giác được che chở
12. Giảm bớt những thái độ, hành vi tránh né, lẩn trốn
13. Tăng cường các hành vi, trải nghiệm giúp nâng cao “chất lượng” tiềm thức, về những điều bạn nghĩ mình xứng đáng được hưởng, về những điều mà bạn tin tưởng…
14. Trở nên linh hoạt cảm xúc hơn, để dễ dàng điều chỉnh cảm xúc của mình trong những tình huống khó khăn
15. Đừng tập trung vào các kế hoạch cho cả năm, mà nên tập trung vào các kế hoạch trong 90 ngày, tự nhìn lại hành trình sau mỗi 90 ngày và thiết lập những mục tiêu mới cho 90 ngày tiếp theo
16. Nghỉ ngơi nhiều hơn
17. Tư duy nhiều hơn
18. Cho đi nhiều hơn
19. Đầu tư vào bản thân nhiều hơn
20. Đầu tư vào người khác nhiều hơn, để kết nối với họ hiệu quả hơn, và để hiểu rằng mỗi một cá nhân đều rất quan trọng
21. Đầu tư nhiều hơn vào những điều bạn tin tưởng
22. Đừng tập trung vào thời gian, mà hãy tập trung vào những quá trình có ý nghĩa, vì đôi khi hành trình trong một ngày của người này có thể bằng với hành trình cả đời của người khác
23. Tập trung vào kết quả hơn là quá trình, vì chỉ có 2 kiểu người: người gặt hái được kết quả và người có lý do biện minh cho việc không gặt hái được kết quả
24. Tập trung vào các kỹ năng hơn là vào niềm đam mê, vì đam mê chỉ đến sau khi bạn đã nỗ lực để trở nên xuất sắc ở một việc gì đó
25. Tập trung vào các mối quan hệ hơn là tiền bạc
26. Tập trung vào gia đình hơn là các mối quan hệ sơ giao
27. Tập trung vào sự sáng tạo, để tạo ra thứ gì đó hơn là chỉ tiêu thụ, tận hưởng, vì khả năng sáng tạo là vô hạn, bạn sử dụng nhiều bao nhiêu, bạn càng có thêm nhiều bấy nhiêu
28. Tập trung vào sự tiến bộ hơn là vào địa vị, vì nếu chỉ tập trung vào việc có được một vị trí nào đó, bạn sẽ có xu hướng muốn duy trì vị trí đó mãi
29. Tập trung vào việc học hỏi nhiều hơn là giải trí, vì sự thay đổi chính là kết quả cuối cùng của quá trình học hỏi thực sự
30. Tập trung vào sự đầu tư hơn là vào phí tổn, vì không có điều gì là phí tổn, tất cả chỉ là sự đầu tư, và bạn càng nhìn cuộc sống giống như một sự đầu tư, bạn càng tập trung nhiều vào những điều mình có thể trao đi, hơn là những điều có thể nhận được.
-
Lợi nhuận Eximbank tăng 54 % so với năm trước -
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng cao kỷ lục trong tuần cuối năm -
MSB đạt 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2024 -
Vàng tăng tốc ngay tuần cận Tết, giá thế giới gần hơn đỉnh lịch sử -
Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank lần đầu tiên vượt mốc 1.100 tỷ đồng -
OCB tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh lõi, lợi nhuận quý IV tăng đột phá -
SHB: Lãi trước thuế tăng 25%, đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết