Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 16 tháng 06 năm 2024,
332 đại biểu chọn chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương
Nguyễn Lê - 23/05/2024 17:06
 
Với lĩnh vực công thương, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung nội dung chất vấn về an ninh năng lượng, việc mua điện từ nước ngoài, giải pháp bảo đảm đủ điện trong thời gian tới.
.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7.

Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương có 332/376 đại biểu lựa chọn để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, cao nhất trong 5 nhóm được đưa ra xin ý kiến.

Ngày 23/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức chất vấn tại Kỳ họp thứ 7.

Trước đó, ngày 19/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo trình Quốc hội về việc tổ chức chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 và chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn 4 trong 5 nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7.

Đến 17h00 ngày 20/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được ý kiến của 376 đại biểu Quốc hội. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với cách thức tổ chức và nội dung các nhóm vấn đề chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội.

Về nhóm vấn đề chất vấn, kết quả lựa chọn của đại biểu Quốc hội như sau:

Nhóm vấn đề

Tổng số phiếu

nhận được

Số phiếu lựa chọn

Tỷ lệ trên số phiếu

(%) 

Nhóm vấn đề 1 (Lĩnh vực tài nguyên và môi trường)  

       376

329

87.50%

Nhóm vấn đề 2 (Lĩnh vực kiểm toán)

289

76.86%

Nhóm vấn đề 3 (Lĩnh vực công thương)

332

88.30%

Nhóm vấn đề 4 (Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch)  

275

73.14%

Nhóm vấn đề 5 (Lĩnh vực giáo dục và đào tạo)  

254

67.55%

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội , các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 thuộc 4 lĩnh vực:  (1) Lĩnh vực tài nguyên và môi trường. (2) Lĩnh vực công thương. (3) Lĩnh vực kiểm toán. (4) Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Với lĩnh vực công thương, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung nội dung chất vấn về an ninh năng lượng, việc mua điện từ nước ngoài, giải pháp bảo đảm đủ điện trong thời gian tới; việc lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam để nhập khẩu vào Mỹ và EU.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, những nội dung nêu trên đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương tại Kỳ họp thứ 6 và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023, trong đó có nội dung giao Chính phủ, Bộ Công thương triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, năm 2023, trên cơ sở xem xét báo cáo của Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023, trong đó, chỉ ra trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan trong chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, trong đó đã yêu cầu thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phải hoàn thành trước cuối năm 2025 cùng với các nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin không bổ sung các vấn đề nêu trên vào nội dung chất vấn tại kỳ họp này.

Ngoài ra, có ý kiến khác đề nghị lựa chọn chất vấn lĩnh vực ngân hàng về giá vàng và tình trạng ngân hàng lãi lớn trong khi doanh nghiệp khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, thời gian qua, diễn biến của thị trường vàng được cử tri và Nhân dân rất quan tâm. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy trình lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này, lĩnh vực ngân hàng chưa đủ số phiếu để trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo cụ thể gửi đến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp này về những vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng đang được cử tri và Nhân dân quan tâm, trong đó có việc quản lý thị trường vàng.

Chưa thấy giải pháp căn cơ quản lý thị trường vàng
Nhu cầu nắm giữ vàng trong nước tăng đột biến có phải chủ yếu là do một nhóm lợi ích với các hành vi phi pháp, như tẩu tán tài sản, đầu cơ gây...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư