
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Theo Cục Phòng vệ thương mại, mức thuế hiện tại với phôi thép là 17,3% với thép dài là 10,9% và biện pháp này dự kiến sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 22/3/2020 nếu không gia hạn. |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, sau khi thẩm định Hồ sơ của 4 nhà sản xuất trong nước, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2605/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu tiến hành rà soát bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Trước đó, ngày 18 tháng 7 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Mức thuế hiện tại với phôi thép là 17,3% với thép dài là 10,9% và biện pháp này dự kiến sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 22/3/2020 nếu không gia hạn.
Theo Điều 69 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, chậm nhất 09 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Sau khi đăng thông báo công khai về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép kể trên, Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ của 4 nhà sản xuất trong nước, bao gồm Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương; Công ty TNHH Một thành viên Thép Miền Nam-VnSteel; Công ty CP Thép Vicasa-VnSteel và Công ty CP Thép Thủ Đức-VnSteel.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương nêu rõ, thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 6 tháng.
Do vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan trong vụ việc có thể đăng ký với cơ quan điều tra để trở thành bên liên quan. Mặt khác, bên liên quan sẽ được tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình điều tra, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến việc hàng hóa thuộc đối tượng rà soát.
Đơn đăng ký làm bên liên quan theo mẫu tại phụ lục kèm theo Quyết định số 2605/QĐ-BCT phải được gửi tới cơ quan điều tra theo địa chỉ dưới đây trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định rà soát, tức là đến ngày 19/9/2019.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị tất cả các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên đăng ký để làm bên liên quan để có thể bình luận, tiếp cận các thông tin, hồ sơ vụ việc để đảm bảo lợi ích hợp pháp.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới