Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đã hoàn tất điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài
Thế Hải - 29/06/2016 15:08
 
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa hoàn tất Báo cáo cuối cùng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài (mã vụ việc:SG04)

Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương ban hành đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài có các mã HS như sau: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.

Ngày 07 tháng 3 năm 2016, trên cơ sở Báo cáo điều tra sơ bộ của Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QLCT-P2 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, với mức thuế lần lượt là 23,3% và 14,2% cho phôi thép và thép dài.

Biện pháp này được áp dụng tối đa là 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực.

Báo cáo cuối cùng về điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài đã được trình lên Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét.
Báo cáo cuối cùng về điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài đã được trình lên Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét.

Căn cứ Điều 18 Pháp lệnh về Tự vệ, Cơ quan điều tra kết thúc điều tra trong vòng 06 tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra (ngày 25/6/2016). Ngày 24 tháng 6 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét Báo cáo cuối cùng.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Công thương, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ gửi dự thảo Báo cáo cuối cùng đến tất cả các bên liên quan đóng góp ý kiến trước khi ban hành Quyết định chính thức của vụ việc.

Việt Nam đã áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài với mức thuế lần lượt t là 23,3% và 14,2%, tuy nhiên trên thực tế, lượng thép nhập khẩu vào thị trường nội địa vẫn tăng mạnh.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt 1,66 triệu tấn trị giá 702,386 triệu USD tăng 4,6% về lượng và 14,5% về trị giá. Tính chung 5 tháng, Việt Nam đã nhập 7,833 triệu tấn thép, trị giá 2,994 tỷ USD tăng 49% về lượng và 0,7% trị giá so với cùng kỳ năm 2015.

Tình trạng thép nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Nhập khẩu thép 5 tháng vẫn phi mã
Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2015, với sản lượng lên tới 11,3 triệu tấn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư