-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ công bố Báo cáo Quốc gia "Kết quả 15 năm thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam" |
Theo báo cáo được công bố, Việt Nam gần như hoàn thành 8 mục tiêu đề ra, trong đó có những thành tựu to lớn, như giảm sâu tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ học sinh được nhập học tiểu học đạt 99%, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm ba phần tư... Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực cần tiếp tục nỗ lực thực hiện, liên quan đến thúc đẩy bền vững môi trường, tình trạng còi cọc ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS...
Khía cạnh hội nhập kinh tế quốc tế được khắc họa bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức trung bình trên 7% hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2008. Do tác động suy giảm kinh tế, tăng trưởng GDP giảm xuống 5,5% trong 2 năm 2008-2009.
Tuy nhiên, những nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế đã giúp Việt Nam từ mức tăng trưởng giảm mạnh năm 2012 là 5,25% tăng lên 5,42% năm 2013 và 5,98% năm 2014. Dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,2%.
Báo cáo cũng phản ánh những thách thức và bài học rút ra sau mười lăm năm thực hiện và theo dõi tiến độ thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ. Trong đó, nhấn mạnh hai chủ đề chính, đó là định hướng chính sách, cam kết đối với phát triển công bằng, và mô hình kinh tế cơ bản trong đó có sự tham gia của người dân vào nền kinh tế và hội nhập toàn cầu ngày càng gia tăng.
Phát biểu tại Lễ công bố báo cáo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lưu ý hai nhóm bài học kinh nghiệm chính từ 15 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Đó là quốc gia hóa và lồng ghép các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào hệ thống các kế hoạch, chương trình, chính sách của quốc gia, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước; đồng thời xây dựng mô hình tăng trưởng toàn diện, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển vì người nghèo.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, TS. Pratibha Mehta nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu của Việt Nam. Bà cho biết rất ít quốc gia đạt được kết quả như trên, những thành tựu này đạt được chính là nhờ sự nỗ lực hành động của cả nước theo hướng thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Báo cáo này sẽ được Chủ tịch nước trình bày ở Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Trụ sở của Liên hợp quốc, New York cuối tuần này. Hội nghị thượng định cũng sẽ chính thức thông qua Mục tiêu phát triển bền vững, thay thế cho Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào đầu năm 2016.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, TS Pratibha Mehta đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đã đạt được |
Mục tiêu phát triển bền vững là lời kêu gọi hành động toàn cầu nhằm chấm dứt nghèo đói, bảo vệ hành tinh và đảm bảo đẻ tất cả mọi người đều được sống trong hòa bình, thịnh vượng. 17 mục tiêu với 169 chỉ tiêu này sẽ định hướng chính sách và nguồn lực tài chính trong 15 năm tới. Được xây dựng dựa trên những thành công trong quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các mục tiêu giai đoạn tới bao trùm những lĩnh vực mới như bình đẳng về kinh tế, sáng kiến đổi mới, biến đổi khí hậu, tiêu dùng bền vững, hòa bình và công lý.
"Các Mục tiêu phát triển bền vững tái khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, nhưng thể hiện quyết tâm cao hơn - và đặc biệt là - cam kết nhất định không để ai bị bỏ lại phía sau", tiến sỹ Mehta nói.
Bà cũng nêu lên một kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam, đó là chỉ có Nhà nước thì không thể thành công trong sự nghiệp phát triển quốc gia.
"Trong những năm tới đây, các nguồn viện trợ và tài trợ ưu đãi có xu hướng giảm xuống trong khi mong đợi của người dân lại tăng lên. Do đó, quan trọng là Chính phủ bảo đảm huy động được các nguồn lực trong nước, bao gồm tất cả các nguồn từ Nhà nước và tư nhân", Pratibha Mehta nói.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up