Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
5 bước xử lý khi bị nước tràn vào xe
- 09/08/2013 16:34
 
Khi phải chạy qua các đoạn đường ngập, việc bị nước tràn vào trong xe là điều khó tránh, nhất là khi gặp sóng đánh từ xe đi ngược chiều. Điều cần làm ngay sau đó là nên đi bảo dưỡng nội thất. >>> >>> >>> >>>

1- Làm sạch ghế và tấm trải sàn

Theo lời khuyên của các kỹ thuật viên và thợ sửa chữa, khi phát hiện nội thất xe của bạn bị ngấm nước, tốt nhất là nhanh chóng tìm một garage quen thuộc để làm sạch, trước khi nội thất kịp bốc mùi, nhất là với những xe bọc nỉ.

Tùy theo xe nội thất nỉ hay da mà việc dọn nội thất được thực hiện với đôi chút khác biệt.

Bản thân chất liệu nỉ rất “nhạy cảm” với các chất bẩn và khoang xe cũng khá hạn chế về mặt không gian, vì thế, toàn bộ phần nội thất phải được làm sạch kỹ càng.

Những mảng ốp nhựa sẽ được đánh kỹ bằng bàn chải, cồn và nước tẩy chuyên dùng. Ghế và các tấm chải sàn cũng như những miến bông cách âm dưới sàn đều được tháo ra và giặt sạch.

Riêng ghế xe phải giặt bằng máy mới đảm bảo sạch như ban đầu. Thợ sửa chữa sẽ dùng máy bơm nước và hóa chất vào nỉ và mút xe rồi lại dùng máy hút hết nước bẩn. Thao tác này được lặp lại nhiều lần.

Khi đã giặt sạch sẽ, ghế, nệm và lót sàn sẽ được làm khô bằng cách đem phơi hoặc hấp máy. Tiếp đó thợ sẽ tháo các lỗ thoát nước ở sàn xe, dùng nước rửa và xì cho khô sàn.

Sau khi đã lắp trả nội thất như ban đầu, việc cuối cùng cần làm là dùng dung dịch làm sạch có hương liệu để đánh lên bề mặt nội thất.

2- Làm sạch sàn xe

Phần đỡ chắn dưới cùng của sàn xe được làm bằng kim loại và xử lý bằng các vật liệu cách âm nên rất kín. Khi nước theo lối cửa tràn vào và lọt xuống, tạo thành những ngăn chứa nước lớn mà nước không thể tự thoát ra ngoài. Ống dẫn khí điều hòa bị bẩn, thậm chí có thể tắc khi nước bẩn tràn vào.

Sau khi đã hút sạch nước ra, dùng máy sấy khô toàn bộ. Các bu-lông hay vít ngấm nước mưa có thể bị han rỉ nhanh chóng, nên việc quan trọng khi vệ sinh sàn xe là dùng dầu chống rỉ sét và mỡ tra vào.

3- Kiểm tra hệ thống điện

Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc.

Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.

4- Quét lỗi hệ thống điều khiển

Trên nhiều dòng xe, đặc biệt là xe Nhật, hệ thống điều khiển túi khí đặt ngay dưới sàn xe ở khu vực bệ trung tâm. Nước lọt vào có thể làm tê liệt hoạt động của hệ thống này.

Việc vệ sinh và kiểm tra phải được tiến hành hết sức cẩn thận bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống túi khí.

Trên các dòng xe cao cấp, bộ bệ trung tâm là khu vực chứa rất nhiều hệ thống điều khiển phức tạp như hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, đàm thoại…

Quá trình tiến vệ sinh phải được các chuyên gia có kinh nghiệm xử lý. Các bộ phận điều khiển dễ bị ngập nhất chính là những công tắc điều khiển ghế cùng hàng loạt động cơ/mô-tơ bên trong ghế. Nước làm cháy các mô-tơ và tê liệt bộ điều khiển ghế.

Bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống điện và chiếu sáng không chỉ đơn giản là hút sạch nước và sấy khô thông thường, mà còn phải xem xét tình trạng hoạt động của chúng, khả năng xảy ra các rủi ro khi đường dây bị chập, hở hay ăn mòn tại các tiếp điểm, thao tác không thể thiếu với các dòng xe cao cấp là set-up lại hệ thống bằng máy quét lỗi.

Theo Thảo Anh - AutoDaily

Đẩy ôtô, mò biển số kiếm bộn "mùa lụt"
Lấy trung bình 400.000 - 500.000 đồng cho một lần đẩy ôtô qua chỗ lụt trên đường  Phạm Hùng (Hà Nội), nhóm của anh Chương có thể kiếm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư