-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
1. Mức giá mục tiêu của VIC là 140.000 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup thuộc nhóm cổ phiếu trụ, nhóm Vingroup là 1 trong 3 nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường và có mức tăng trưởng bình quân tốt nhất trong nhóm vốn hóa lớn này. Các quỹ ETF hoặc các tổ chức nước ngoài luôn có trong danh mục.
Về ngắn hạn, VIC đang hình thành mô hình tam giác (tăng dần), là mô hình trung gian của xu hướng tăng giá trước đó, thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng lên và xác nhận xu hướng kế tiếp.
Mô hình này thể hiện 1 phạm vi giá thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác, hiện tại VIC đang đi vào vùng hội tụ này và có sự bứt phá mạnh mẽ khỏi kênh hỗ trợ (đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp và lần lượt cao dần).
Điểm phá vỡ (Breakout) ở mốc 113.000 đồng khi giá vượt đường xu hướng nằm ngang (mức kháng cự) kết nối các mức đỉnh sẽ là tín hiệu xác nhận điểm mua của mô hình. Với những tín hiệu kỹ thuật đang rất tích cực, chúng tôi cho rằng VIC có khả năng vượt kháng cự để nối tiếp xu hướng tăng trước đó, mức giá mục tiêu của mô hình này là 140.000 đồng.
2. Khuyến nghị mua cổ phiếu VRE với mức mục tiêu 38.000 đồng/cp
CTCK MB (MBS)
Sau khi đạt đỉnh ở 50.000 đồng/cp ở thời điểm đầu năm 2018, giá cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail đã điều chỉnh mạnh, liên tục mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng và chạm đáy ở mức giá 27.000 đồng, tương đương với mức chiết khấu giá 46%. So với thị trường chung, VRE có mức điều chỉnh mạnh hơn (mức điều chỉnh của VN-Index từng đỉnh hơn là 28%).
VRE đang hoàn thiện mô hình Falling Wedge (hình nêm hướng xuống) là mô hình đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần đỉnh và thu hẹp biên độ dần khi giá càng xuống thấp hơn. Chỉ cần breakout qua cản 31.000 đồng thì đường giá sẽ hoàn thành mẫu hình Falling Wedge. Một khi xuất hiện điểm phá vỡ (breakout) thì có thể có sự điều chỉnh giá test lại vùng hỗ trợ mới này trước khi tăng.
Về các đường trung bình, VRE đã vượt qua các đường trung bình ngắn hạn và trung hạn như MA5, MA10, MA20, MA50 và MA100 ngày.
Về ngắn hạn, VRE sẽ gặp kháng cự ở vùng 32.500 đồng (đây là vùng kết hợp MA200 ngày và ngưỡng Fibonacci 38.2%), VRE có thể thoái lui về mức 31.500 đồng (tương ứng Fib 23.6%) trước khi breakout ngưỡng kháng cự mạnh này.
Với những tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn và trung hạn khả quan, chúng tôi kỳ vọng VRE sẽ vượt ngưỡng 32.500 đồng thành công để xác nhận xu hướng tăng dài hạn. Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu VRE với mức mục tiêu 38.000 đồng/cp.
3. Khuyến nghị mua cổ phiếu TCB
CTCK MB (MBS)
Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã TCB) vừa được thêm vào rổ VN30 và có tỷ trọng lớn thứ 2 trong rổ này, đóng vai trò như một trong các trụ của thị trường.
So với các ngân hàng tư nhân trên sàn thì mức tăng trưởng kể từ đầu năm của TCB đạt 6,5% bằng mức tăng bình quân của nhóm này nhưng so với thời điểm đầu tháng 6/2018 thì TCB đang là cổ phiếu có mức tăng trưởng thấp nhất, do vậy có nhiều dư địa để TCB tăng giá khi mà dòng tiền của nhà đầu tư nội và khối ngoại vẫn đang tiếp tục đổ vào nhóm ngân hàng.
Về ngắn hạn, TCB đang hình thành mô hình cái nêm hướng xuống sau một giai đoạn giảm kể từ khi niêm yết đến đầu tháng 9/2018. Đây mà mô hình trung gian và đảo chiều tăng giá khi đường giá vượt trendline nối các đỉnh.
Ở thời điểm hiện tại, TCB đang tiệm cận đường trendline này đồng thời đang gặp mắc cản Fibonacci 100% ở 27.450 đồng. Nếu vượt qua mức này đồng nghĩa với khả năng breakout thành công kháng cự nối các đỉnh như trên thì TCB có khả năng hoàn thành mô hình với giá mục tiêu 33.400 đồng/cp. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu TCB.
4. Khuyến nghị mua mạnh cổ phiếu PNJ
CTCK BIDV (BSC)
Kết quả kinh doanh năm 2018 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) tăng trưởng vượt kỳ vọng, hoàn thành lần lượt 106 % và 109% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2018 lần lượt đạt 14.573 tỷ đồng (tăng 33% so với năm trước) và 960 tỷ đồng (tăng trưởng 32%).
Tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ (Same Store Sales Growth) mảng vàng trang sức trong năm 2018 tiếp tục duy trì mức cao đạt 20% so với mức 21% năm 2017.
Tiến độ mở cửa hàng mới vượt so với kế hoạch đặt ra, nâng tổng số cửa hàng lên 324 cửa hàng.
PNJ đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2019 lần lượt tăng 24% và 23% so với kết quả thực hiện năm 2018. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt ước đạt 18.100 tỷ đồng và 1.184 tỷ đồng.
BSC dự báo kết quả kinh doanh 2019 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 18.482 tỷ đồng (tăng 25,9% so với năm trước ) và 1.291 tỷ đồng (tăng trưởng 34,7%), EPS cốt lõi FW 2019 = 6.792 đồng/cp, PE FW 2019 = 14,3 lần.
Chúng tôi khuyến nghị Mua mạnh cổ phiếu PNJ và nâng giá mục tiêu lên mức 143.100 đồng/cp (upside +48%) từ mức 130.700 đồng/cp so với báo cáo gần nhất do việc điều chỉnh nâng tỷ lệ định giá bằng phương pháp là FCFF lên mức 70% và PE là 30%.
5. Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
CTCK BIDV (BSC)
Kết quả kinh doanh năm 2018 của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, điện máy xanh tiếp tục là động lực tăng trưởng của MWG.
Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG trong năm 2018 lần lượt đạt 86.516 tỷ đồng (tăng 30,1% so với năm trước) và 2.880 tỷ đồng (tăng trưởng 31%). SSSG năm 2018 của hai chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh ước tính khoảng mức 10%.
Tính đến cuối năm 2018, tổng số lượng cửa hàng của MWG ước đạt 2.187 cửa hàng (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước). Cụ thể, số lượng cửa hàng Thế giới di động năm 2018 đạt 1.032 cửa hàng (giảm 3,7%), số lượng cửa hàng Điện máy xanh đạt 750 cửa hàng (tăng 17%) và số lượng cửa hàng Bách hóa xanh đạt 405 cửa hàng (tăng 43%).
MWG đặt kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mức doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 108.468 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) và 3.571 tỷ đồng (tăng trưởng 24%). Chi phí đầu tư tài sản cố định (CAPEX) năm 2019 dự kiến là 2.000 tỷ đồng với 1/2 dành cho Bách hóa Xanh và 1/2 dành cho Điện máy xanh.
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG năm 2019 lần lượt ước đạt 108.220 tỷ đồng (tăng trưởng 25,4%) và 3.566 tỷ đồng(tăng 23,8%), EPS 2018F = 8.040 đồng/cp.
Chúng tôi khuyến nghị Mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 119.700 đồng/cp (tăng 39% so với mức giá đóng cửa ngày 18/02/2019) dựa trên 2 phương pháp định giá là FCFF (50%) và PE (50%).
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”