Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
5 điểm nhấn trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 của WB
Việt Nga - 01/11/2018 13:19
 
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng 190 nền kinh tế, căn cứ vào nỗ lực tạo thuận lợi cho kinh doanh, liên quan đến quy định về kinh doanh, quyền sở hữu, luật đầu tư, hiệu lực của hợp đồng… Dưới đây là 5 điểm nhấn trong báo cáo năm nay vừa được WB công bố.
năm thứ ba, New Zealand đứng vị trí quán quân trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB
Ba năm liên tiếp, New Zealand đứng vị trí số 1 trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB

1. New Zealand (đứng thứ nhất)

Đây là năm thứ ba, New Zealand đứng vị trí quán quân trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB. Đất nước xa xôi, cách xa các thị trường trọng yếu của phương Tây tới hàng ngàn dặm này lại có thể hưởng lợi lớn từ động thái hướng Đông của thương mại toàn cầu khi hoạt động thương mại của các nền kinh tế châu Á tăng trưởng cao. Thủ tục đăng ký khởi nghiệp kinh doanh tại New Zealand được đánh giá là đơn giản nhất: chỉ phải thực hiện 1 thủ tục và chỉ mất nửa ngày là xong.

2. Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE, thứ 11)

Trong bảng xếp hạng lần này, UAE tăng 10 bậc, lên vị trí thứ 11. UAE được đánh giá là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đặc biệt, UAE xóa bỏ mọi chi phí kết nối điện năng đối với hoạt động thương mại và sản xuất công nghiệp sử dụng điện có công suất dưới 150 kVA. UAE đứng đầu bảng xếp hạng trong Tiểu mục Tiếp cận điện năng.

3. Malaysia (thứ 15)

Malaysia đã tăng được 9 bậc, từ thứ 24 trong bảng xếp hạng năm ngoái lên vị trí thứ 15 trong năm nay. Trong số các tiểu mục, Malaysia đứng thứ 3 về Tiểu mục cấp phép xây dựng và đứng thứ 4 trong Tiểu mục Tiếp cận điện năng.

4. Bỉ (thứ 45)

Trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có thu nhập cao, Bỉ có mức cải thiện lớn nhất trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019, nhờ tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và củng cố cơ sở pháp lý của người vay và người cho vay. Một lần nữa, Bỉ đứng thứ nhất trong Tiểu mục Kinh doanh qua biên giới.

5. Djibouti (thứ 99)

Trong bảng xếp hạng lần này, Djibouti tăng 8,87 điểm - mức tăng cao thứ hai trong tất cả các nước được xếp hạng. Djibouti, nền kinh tế duy nhất ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi nằm trong Top 10 nước có mức độ cải thiện cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Danh sách Top 10 này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Afghanistan, Djibouti, Azerbaijan, Togo, Kenya, Côte d’Ivoire, Thổ Nhĩ Kỳ và Rwanda.

Năm nay, Djibouti đứng thứ 2 trong Tiểu mục Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.

1. New Zealand (đứng thứ nhất)

Đây là năm thứ ba, New Zealand đứng vị trí quán quân trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB. Đất nước xa xôi, cách xa các thị trường trọng yếu của phương Tây tới hàng ngàn dặm này lại có thể hưởng lợi lớn từ động thái hướng Đông của thương mại toàn cầu khi hoạt động thương mại của các nền kinh tế châu Á tăng trưởng cao. Thủ tục đăng ký khởi nghiệp kinh doanh tại New Zealand được đánh giá là đơn giản nhất: chỉ phải thực hiện 1 thủ tục và chỉ mất nửa ngày là xong.

2. Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE, thứ 11)

Trong bảng xếp hạng lần này, UAE tăng 10 bậc, lên vị trí thứ 11. UAE được đánh giá là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đặc biệt, UAE xóa bỏ mọi chi phí kết nối điện năng đối với hoạt động thương mại và sản xuất công nghiệp sử dụng điện có công suất dưới 150 kVA. UAE đứng đầu bảng xếp hạng trong Tiểu mục Tiếp cận điện năng.

3. Malaysia (thứ 15)

Malaysia đã tăng được 9 bậc, từ thứ 24 trong bảng xếp hạng năm ngoái lên vị trí thứ 15 trong năm nay. Trong số các tiểu mục, Malaysia đứng thứ 3 về Tiểu mục cấp phép xây dựng và đứng thứ 4 trong Tiểu mục Tiếp cận điện năng.

4. Bỉ (thứ 45)

Trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có thu nhập cao, Bỉ có mức cải thiện lớn nhất trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019, nhờ tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và củng cố cơ sở pháp lý của người vay và người cho vay. Một lần nữa, Bỉ đứng thứ nhất trong Tiểu mục Kinh doanh qua biên giới.

5. Djibouti (thứ 99)

Trong bảng xếp hạng lần này, Djibouti tăng 8,87 điểm - mức tăng cao thứ hai trong tất cả các nước được xếp hạng. Djibouti, nền kinh tế duy nhất ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi nằm trong Top 10 nước có mức độ cải thiện cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Danh sách Top 10 này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Afghanistan, Djibouti, Azerbaijan, Togo, Kenya, Côte d’Ivoire, Thổ Nhĩ Kỳ và Rwanda.

Năm nay, Djibouti đứng thứ 2 trong Tiểu mục Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.

Hướng tới môi trường kinh doanh đồng bộ thời 4.0
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), các chuyên gia, nhà kinh tế, CEO nhiều tập đoàn lớn đã khuyến nghị, Việt Nam cần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư