-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Ngoài hỗ trợ về kinh phí, các nhà khoa học rất cần được vinh danh vì những cống hiến âm thầm của họ cho khoa học. |
Cụ thể, TS. Nguyễn Thị Hoài, Trưởng khoa Dược, Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế và TS. Trần Thị Ngọc Dung, Trưởng phòng Công nghệ thân thiện môi trường, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giành giải nhà khoa học nữ xuất sắc nhất 2017 với giá trị mỗi giải thưởng là 50 triệu đồng.
3 nhà khoa học nữ trẻ khác là TS. Trần Thị Phương Thảo (Đại học Dược Hà Nội) với đề tài nghiên cứu phát triển dẫn chất mới ức chế enzyme glutaminyl cyclase hướng tới điều trị bệnh Alzheimer; TS Hoàng Thị Đông Quỳ (Trường Đại học Quốc gia TP.HCM) với đề tài vật liệu polymer composite/nanocomposite chống cháy trên nền polyurethane xốp sử dụng chất chống cháy thân thiện môi trường và TS. Nguyễn Lệ Thu (Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) với đề tài nghiên cứu vật liệu silicon thông minh có khả năng nhớ hình và tự lành ứng dụng làm vật liệu y sinh cấy ghép và màng phủ tự làm lành vết xước, sẽ nhận được học bổng nghiên cứu khoa học trị giá mỗi giải 150 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Hoài nhớ lại thời điểm khi năm 2007, sau 2 năm sinh con cô bị chấn đoán K tuyến giáp, tại thời điểm đó cô đã được 1 thầy lang người dân tộc Pako chữa bệnh.
"Sau quá trình này, tôi càng có thêm động lực tìm hiểu bài thuốc của người dân tộc Pako. Vượt qua rào cản ngôn ngữ, nhờ sự giúp sức từ bộ đội biên phòng, cuối cùng tôi cũng được tiết lộ về cây thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cây này không hề dễ dàng, nhưng thực tế không phụ lòng người. Sau khi gửi tới 60 - 70 mẫu thử nghiệm tới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, kết quả đã khiến tôi không giấu nổi hạnh phúc khi chiết xuất từ cây bù dẻ tía và cây mán đỉa có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hoá tới 7 chủng ung thư. Mặc dù, đây là kết quả bước đầu nhưng là tín hiệu khá tốt để tôi tiếp tục giấc mơ của mình", PGS.TS Hoài nói.
Trong khi đó, động lực khiến TS. Dung nghiên cứu ra dung dịch nano bạc có tính kháng khuẩn trên hàng loạt vi sinh vật gây bệnh trên người lại đến từ kỷ niệm buồn.
“Tôi được biết một em bé qua người bạn của mình bị mắc bệnh tim cần mổ gấp nhưng không có điều kiện. Mặc dù giúp em có một ca mổ thành công nhưng em vẫn không giữ được mạng sống vì bị nhiễm trùng vết mổ”, TS. Dung chia sẻ.
Sau thời gian dài, kết quả nghiên cứu của TS. Dung đã được đánh giá là có tính thương mại cao trong sản xuất sản phẩm ở khá nhiều lĩnh vực như băng gạc điều trị vết thương, vết loét lâu lành, dụng cụ lọc làm sạch nước trong gia đình, băng bỉm vệ sinh trẻ em, người lớn, người già, dung dịch vệ sinh phụ nữ hay khẩu trang…do tính kháng khuẩn hàng chục vi sinh vật gây bệnh cho người.
Theo đánh giá của GS. Châu Văn Minh, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giải thưởng này ngoài giúp một phần chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học nữ mà nó còn có ý nghĩa động viên tinh thần các nhà khoa học nữ vượt khó khăn, tiếp tục cống hiến niềm đam mê của mình cho nền khoa học nước nhà.
Vì theo GS. Minh, khoa học là lĩnh vực đòi hỏi kiên trì, say mê, là lĩnh vực khó khăn với nam giới, việc dấn thân vào lĩnh vực này với nữ giới càng gian nan.
TS. Minh cũng dẫn chứng, năm 2015, trên toàn thế giới, chỉ có 28% nhà khoa học là nữ, trong đó, tỷ lệ nhà khoa học nữ nhận được giải nobel chỉ dừng ở con số 3%.
“Chưa có con số nào thống kê có bao nhiêu nhà khoa học nữ đang âm thầm cống hiến cho khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó, giải thưởng này, ngoài ý nghĩa tôn vinh cá nhân còn tạo ra hình mẫu cho các thế hệ nghiên cứu trẻ noi theo và học tập”, ông Minh nhấn mạnh.
Bắt đầu tổ chức giải thưởng tại Việt Nam từ năm 2009, đến nay, chương trình đã vinh danh và trao học bổng cho 18 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau gồm Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ.
-
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh -
Ngành Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng: Cùng Thành phố bước vào chặng đường mới -
Thể chế mở đường, nâng bước tăng trưởng
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM