
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Thiếu vắng đơn hàng, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ thị trường Hàn Quốc 5 tháng chỉ đạt 20,4 tỷ USD. |
Hoạt động trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 5 tháng 2023 không tránh khỏi đà suy giảm chung của thương mại toàn cầu.
Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 30 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 9,6 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ, nhập khẩu 20,4 tỷ USD, giảm 26,8%, nhập siêu từ thị trường này giảm 38,3%, tương ứng 10,8 tỷ USD.
Nhiều năm qua, đây là thị trường cung cấp máy móc thiết bị và nhiều nguyên liệu đầu vào cho các ngành xuất khẩu, như điện thoại, máy tính, hàng dệt may, sắt thép...,chủ yếu để phục vụ các doanh nghiệp FDI 100% vốn Hàn Quốc tại Việt Nam, nhưng 5 tháng qua, tốc độ nhập khẩu các nhóm hàng kể trên đã giảm mạnh do tác động dây chuyền của việc thiếu đơn hàng xuất khẩu.
Biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã sụt giảm 16%, còn 21,17 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 20,3 tỷ USD, giảm 9,8%; máy móc thiết bị phụ tùng giảm 5,1%, mang về 16,5 tỷ USD, dệt may giảm 17,8% còn 12,3 tỷ USD, giày dép gần 8,2 tỷ USD, giảm 13,3%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 28,7%, đạt 5 tỷ USD.
Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 86,4 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021. Trong đó: xuất khẩu đạt 24,3 tỷ USD, tăng 10,7%, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 62,1 tỷ USD, tăng 10,3%, chiếm tỷ trọng 17,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc có giá trị 37,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
Nhưng không chỉ giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, 5 tháng qua, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ đạt 23,6 tỷ USD, giảm 16,7%, tương tự, nhập siêu từ ASEAN 3,4 tỷ USD, giảm 41,3% so với cùng kỳ. Con số nhập siêu giảm đã phản ánh rõ nét bức tranh thương mại hàng hóa bị tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế và lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ tại nhiều quốc gia khiến xuất khẩu không còn giữ được "phong độ".
Nhìn rộng ra với cả nền kinh tế, 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã giảm gần 18% so với cùng kỳ (tương ứng giảm 27,5 tỷ USD), ước đạt 126,37 tỷ USD (khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD, giảm 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD, giảm 17,5%).
Nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị...sẽ chỉ gia tăng khi đơn hàng quay trở lại nhờ nhu cầu thị trường hồi phục.
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế