
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
-
Cần giải pháp toàn diện, căn cơ để tăng năng suất lao động
-
Đề xuất áp dụng thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn từ năm 2024
-
Tái cơ cấu nền kinh tế: Nhiều chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn để hoàn thành
-
Chuyến công tác Hoa Kỳ và Brazil của Thủ tướng đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu đề ra -
Ra mắt đoàn tàu liên vận chở hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Trung Quốc
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc (Ảnh: VGP). |
Trong khuôn khổ dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20, ngày 16/9, tại TP. Nam Ninh, Quảng Tây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Quảng Tây đã gìn giữ các khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng tại Quảng Tây; nhắc lại việc vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và trồng cây "hữu nghị" tại đây, thể hiện sự coi trọng và ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ Việt-Trung.
"Quảng Tây là địa phương thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất của tình hữu nghị "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung, mong muốn Quảng Tây tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, mở đường trong thúc đẩy giao lưu, hợp tác thực chất giữa hai nước.", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh cho biết, Quảng Tây luôn coi trọng hàng đầu quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương Việt Nam.
Sau chuyến thăm Việt Nam (4/2023), Bí thư Lưu Ninh bày tỏ vui mừng về việc hai bên triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động hợp tác và đã đạt được nhiều thành quả thiết thực như kim ngạch thương mại 8 tháng 2023 đạt hơn 20 tỷ USD.
Đồng thời, đã khởi động xây dựng thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan - Hữu Nghị; vận hành thí điểm khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); các hoạt động giao lưu nhân dân như du lịch theo đoàn, đón du học sinh Việt Nam quay lại Quảng Tây học tập được khôi phục...
Trao đổi về hợp tác giữa hai bên thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa các địa phương hai bên và nêu sáu đột phá về hợp tác trên các lĩnh vực với Quảng Tây.
Một là, đột phá về hợp tác kết nối hạ tầng, trong đó tăng cường kết nối đường bộ cao tốc và đường sắt.
Hai là, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư, mở mới và nâng cấp cửa khẩu, tạo điều kiện thông quan hàng hóa.
Ba là, triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, văn hóa, văn nghệ.
Bốn là, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực cửa khẩu, đánh giá cao Quảng Tây và Lạng Sơn khởi động xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tin tưởng mô hình mới này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy thương mại song phương phát triển.
Năm là, thực hiện tốt 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, triển khai tốt các hoạt động hợp tác giữa lực lượng chức năng hai bên trong việc phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa lực lượng biên phòng, công an khu vực biên giới.
Sáu là, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó đề nghị Quảng Tây tăng thêm các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, đào tạo sinh viên Việt Nam trong các ngành nghề du lịch, văn hóa nghệ thuật và các nhóm ngành mới phục vụ chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.
Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh khẳng định Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Quảng Tây sẽ thực hiện tốt nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, mở rộng và làm sâu sắc giao lưu hữu nghị với các địa phương Việt Nam.
Bí thư Lưu Ninh đánh giá cao và nhất trí sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam làm sâu sắc các mặt hợp tác theo 6 hướng đột phá mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất, nhất là đẩy mạnh kết nối giao thông đường sắt và đường bộ; nâng cao hiệu suất thông quan qua việc thúc đẩy triển khai thí điểm mô hình "cửa khẩu thông minh".
Đồng thời, tăng cường hợp tác cảng biển, hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, góp phần củng cố và đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho các địa phương và nhân dân hai bên.
-
Chuyến công tác Hoa Kỳ và Brazil của Thủ tướng đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu đề ra -
Ra mắt đoàn tàu liên vận chở hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Trung Quốc -
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đoàn kết Truyền thống Đặc biệt với Cuba -
Quảng Ngãi đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn -
Hà Nội: Huy động trí tuệ tập thể hoàn thành Quy hoạch Thủ đô -
Thiếu điện khiến doanh nghiệp “sợ", phải điều chỉnh chiến lược đầu tư -
Hà Nội yêu cầu định kỳ không quá 5 năm phải chuyển đổi vị trí công tác của chuyên viên, cán bộ liên quan đến doanh nghiệp
-
1 Cơ hội vàng cho ngành sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam
-
2 Phó thống đốc lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu
-
3 Hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 9 tháng
-
4 Kinh tế tiếp tục còn khó khăn, dự kiến GDP năm 2024 tăng 6 - 6,5%
-
5 Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe
-
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp "màu mỡ"
-
Hàng chục ngàn chuyên gia cần nhà ở, thị trường Phú Mỹ thiếu nguồn cung
-
Công ty Tân Đệ trao hơn 17.000 suất quà Trung thu cho người lao động
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/9/2023
-
Hoàng Hà Label Co. được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023”
-
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Hoa Kỳ