-
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi -
Doanh nghiệp rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD -
Ngành gạo xác lập kỷ lục mới về xuất khẩu
17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). |
76% người Việt ưa chuộng tiêu dùng hàng nội địa
Theo nghiên cứu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng và Hiệu quả; Sản phẩm có nguồn gốc địa phương và Công nghệ.
Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe. Trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đáng chú ý là người tiêu dùng Việt cho biết, họ quan tâm vấn đề sức khỏe và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới, đồng thời sự sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác.
Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).
Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Đây là một trong những mong muốn mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình "Phục hồi" theo nghiên cứu về các viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý I/2020, gần một nửa người tiêu dùng Việt xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số 1, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất, đồng thời có chứa chất dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn.
Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.
“Dịch bệnh Covid-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc", bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.
Thương mại điện tử gắn liền với hành vi mua sắm hậu Covid-19
Trả lời khảo sát, 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn và 63% sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.
Dự báo, xu hướng mua hàng trực tuyến chắc chắn sẽ tăng hậu Covid-19. Tuy nhiên, kênh trực tuyến sẽ tồn tại song song chứ khó có thể thay thế hoàn toàn các điểm bán trực tiếp. Dự báo sẽ có nhiều "cú bắt tay" hơn nữa giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp để tạo ra hệ sinh thái đa kênh, như trường hợp các siêu thị và nhà cung cấp kết hợp với nền tảng phân phối trực tuyến như hiện nay.
Người tiêu dùng Việt đang tái ưu tiên ăn tại nhà. Thậm chí trước thời gian cách ly xã hội trong tháng 4/2020, 83% người tiêu dùng cho biết họ sẽ cắt giảm tần suất ăn uống bên ngoài. Xu hướng tiêu dùng tại nhà cũng sẽ trở thành một thói quen trong cuộc sống bình thường mới của người tiêu dùng châu Á với 62 - 86% người tiêu dùng cho biết họ sẽ ăn tại nhà sau đại dịch.
Theo nhận định, khi người tiêu dùng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn thì sự tiện lợi như giao hàng nhanh và sản phẩm chất lượng sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy thương mại điện tử và giành chiến thắng trái tim người tiêu dùng.
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt 205 tỷ USD -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Xuất khẩu rau quả Việt Nam “hái quả ngọt” từ các Nghị định thư -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi -
Doanh nghiệp rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD -
Soi kim ngạch mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu sang Mỹ năm 2024 -
Ngành gạo xác lập kỷ lục mới về xuất khẩu
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024