-
Masterise Homes tiếp tục khẳng định năng lực quốc tế với hai giải thưởng lớn tại Asia Architecture Design Awards 2025
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu
![]() |
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 9 tháng 2019 là 2,8 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ. |
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 9/2019 đạt 262 triệu USD, giảm 29,47% so với tháng trước đó và giảm 31,99% so với cùng kỳ tháng 9 năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 2,8 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Argentina là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 120 triệu USD, giảm 29,31% so với tháng trước đó và giảm 18,75% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2019 lên hơn 1,1 tỷ USD, chiếm 40,5% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2019 đạt hơn 33 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường này Mỹ đạt 451 triệu USD, giảm 10,14% so với cùng kỳ năm 2018
Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 140 triệu USD, giảm 18,99% so với cùng kỳ năm 2018.
Hiện, sản lượng ngô và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50 - 55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước, do đó nguồn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu lúa mỳ, các loại dầu mỡ động thực vật để pha trộn sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu, với kim ngạch 3,91 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2017.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản xuất chăn nuôi 9 tháng qua gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra, không chỉ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi mà còn làm thâm hụt ngân sách nhà nước. Đã có 5,5 triệu con lợn bị tiêu hủy vì dịch bệnh.
Báo cáo của 56 tỉnh, thành phố cho thấy, tổng đàn lợn tính đến hết tháng 8/2019 là hơn 22 triệu con, giảm 16% so với thời điểm tháng 10 năm ngoái, trong đó đàn nái khoảng 2,9 triệu con.
Dự báo, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cả năm 2019 sẽ giảm khoảng 3 - 4% do nhiều địa phương được khuyến cáo chưa tiếp tuc tái đàn sau dịch bệnh.

-
Masterise Homes tiếp tục khẳng định năng lực quốc tế với hai giải thưởng lớn tại Asia Architecture Design Awards 2025
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Nam Việt, FPT Telecom, Nhựa Tiền Phong báo lãi kỷ lục; Bút Sơn cũng lãi sau 10 quý lỗ -
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín