
-
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng -
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
![]() |
Theo đó, ACB sẽ chốt danh sách cổ đông hưởng quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 5/3/2021, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/3/2021.
Nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 chưa được ngân hàng công bố.
Năm 2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế ACB đạt gần 9.600 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm trước.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm trước và vượt 25,7% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.683 tỷ đồng, tăng 27,8%.
Trong năm 2020, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ACB tăng 20,4% mang về 14.582 tỷ đồng và chiếm hơn 80% tổng nguồn thu. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh tăng trưởng lần lượt 59,7% và 121,4%.
Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 732 tỷ đồng, gấp gần 126 lần năm trước. Lãi thuần tăng mạnh trong bối cảnh giá trị chứng khoán đầu tư do ACB nắm giữ liên tục mở rộng trong năm 2020 đạt gần 63.400 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2019.
Nhưng hoạt động dịch vụ lại cho thấy sự đi xuống khi chỉ mang về 1.695 tỷ đồng lãi thuần, giảm 10,6%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm lần lượt 81,4% và 31,4% xuống còn 280 tỷ và 19 tỷ đồng.
Tổng hợp các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động ACB trong năm 2020 đạt 18.161 tỷ, tăng 12,8%. Cùng với việc cắt giảm 8,2% chi phí hoạt động giúp lãi thuần ngân hàng tăng 35,3%, lên gần 10.537 tỷ đồng.
Trong năm 2020, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB ở mức 941 tỷ đồng, gấp hơn 3,4 lần năm 2019.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản ACB đạt 444.530 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối năm trước. Trong dự nợ cho vay khách hàng, tăng tương ứng lên mức 311.479 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 14,6%, đạt 353.196 tỷ đồng.
Trong năm 2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%.
ACB đã chuyển niêm yết cổ phiếu từ sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) sang sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE). Theo lãnh đạo ACB việc chuyển sàn có thể giúp làm tăng giá cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông, hơn nữa chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quĩ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Trước ACB, VIB, PG Bank và BIDV cũng đã thông báo ngày họp ĐHĐCĐ thường niên 2021.

-
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng -
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh