-
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới
Trong Hội trường: Đề nghị địa phương giảm sự khác biệt gây khó
"Theo thông tin tôi biết, trong lúc này, nhiều doanh nghiệp vận tải đang có xe ách tắc trên nhiều tuyến đường quốc lộ sau khi nhiều địa phương thực hiện siết chặt giải pháp chống dịch", đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) bắt đầu phần đề xuất vào các báo cáo của Chính phủ, Nghị quyết của Quốc hội bằng các khó khăn hiện hữu của doanh nghiệp.
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) phát biểu tại Hội trường chiều 25/7 |
Vấn đề là khó khăn này không phải do Covid-19, mà do sự phối hợp, hợp tác chưa tốt giữa các địa phương trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
“Sự khác biệt giữa các địa phương trong điều hành là cần thiết, vì tình hình dịch bệnh ở các địa phương khác nhau. Nhưng sự khác biệt mà làm doanh nghiệp tắc nghẽn lưu thông thì không được. Các địa phương cần sự hợp tác, phối hợp để giảm bớt sự khác biệt không cần thiết này”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Việc hợp tác này, theo ông Hiếu, phải theo nguyên tắc công nhận lẫn nhau. Ví dụ, kết quả xét nghiệm được một địa phương thừa nhận thì địa phương khác cũng phải thừa nhận, theo đó, giúp giảm tắc nghẽn trong việc cung ứng, vận chuyển hàng hóa; di chuyển chính đáng của người dân
Cũng phải nói thêm, chính quyền các địa phương, nhất là những nơi đang có diễn biến dịch bệnh phức tạp đang căng mình chống dịch. Trong phát biểu của mình, ông Hiếu cũng đề nghị các báo cáo đánh giá của Chính phủ, Nghị quyết của Quốc hội thể hiện mạnh mẽ hơn, ghi nhận nỗ lực của các địa phương.
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng nhấn mạnh tới nỗ lực và sự hợp tác của doanh nghiệp, người dân với chính quyền để thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các địa phương với doanh nghiệp, người dân còn cần phải thực hiện trên cơ sở minh bạch và cung cấp kịp thời thông tin chính thống.
Ví dụ, trên phần mềm đăng ký tiêm chủng - có thể mở rộng thêm các ứng dụng để cập nhật thông tin về biện pháp chống dịch cho người dân của Trung ương và toàn bộ các địa phương, cho phép nhận phản hồi, góp ý của người dân; tra cứu thông tin cần thiết, cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ…
“Người dân, doanh nghiệp có thông tin kịp thời sẽ tăng niềm tin cho người dân. Nhưng đây cũng là kênh thu thập sáng kiến hay; xử lý kịp thời vấn đề phát sinh. Việc này cũng sẽ giúp phòng chống tin xấu, tin giả trong chống dịch”, ông Hiếu đề xuất.
Doanh nghiệp đợi câu trả lời ngoài thực tế
Ngay lúc này, khi các đại biểu Quốc hội đang thảo luận tại Hội trường, rất nhiều doanh nghiệp đang xoay xở để thực hiện các điều kiện chống dịch mới của một số địa phương.
Theo thông tin từ bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, có nhà máy tại Vĩnh Phúc đã tiến hành test nhanh toàn thể lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ đang sống ở Hà Nội để sáng mai (26/7) đưa về nhà máy, thực hiện 3 tại chỗ. Sau khi Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16, các điều kiện chống dịch đang được siết lại. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc lại vừa ra văn bản yêu cầu xét nghiệm theo hình thức PCR mới được chấp nhận.
“Liệu Vĩnh Phúc có thể cho các doanh nghiệp sử dụng kết quả test nhanh và cam kết thực hiện 3 tại chỗ để đưa người về nhà máy được không. Vì nếu thực hiện xét nghiệm PCR, doanh nghiệp sẽ phải đợi ít nhất 1 ngày mới có kết quả, không kịp giờ làm việc đầu tuần", đại diện doanh nghiệp nêu.
Với những ách tắc của doanh nghiệp khi lưu thông tới Hải Phòng do yêu cầu cách ly hoặc xử lý theo từng trường hợp, các hiệp hội doanh nghiệp đang đề nghị UBND Hải Phòng 3 phương án.
Một là, yêu cầu các đơn vị vận tải có lái xe đi về từ vùng dịch bố trí chỗ ăn ở tập trung cho lái xe, không cho phép lái xe tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế nguy cơ. Đây là cách Hải Phòng đã áp dụng trong lần bùng dịch thứ ba, có thể xem xét áp dụng tiếp tục với một số đơn vị có hạ tầng tốt.
Hai là, với các đơn vị không đủ điều kiện bố trí ăn ở tập trung cho lái xe, doanh nghiệp đề xuất Sở Giao thông - Vận tải và đơn vị chức năng liên quan xem xét bố trí 1 - 2 khu vực của Thành phố để tổ chức ở tập trung có thể trả phí tương tự điểm 1.
Bên cạnh đó, với các xe từ Hà Nội và vùng dịch khác đưa hàng đi cảng Hải Phòng để xuất khẩu, đề xuất thành phố cho phép áp dụng quy trình "lái xe không tiếp xúc". Đây là nội dung mà Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đề nghị và mong được gửi tới chính quyền các địa phương.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up