-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025
Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất. |
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có báo cáo gửi Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến các khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển, bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay.
Với vai trò là nhà khai thác 22 cảng hàng không trong cả nước, ACV đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu cập nhật quy định pháp luật trong việc cấp phép các dịch vụ hàng không.
Trong đó cần nêu rõ vai trò, quyền, trách nhiệm của người khai thác cảng khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp phép hoạt động đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không; bổ sung các quy định về quy hoạch phát triển điều kiện cơ sở hạ tầng cảng hàng không; điều kiện và tiêu chuẩn trang thiết bị kỹ thuật đối với việc cấp giấy phép và cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất nói riêng, dịch vụ hàng không nói chung.
ACV cũng đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước khi cấp phép cho các hãng hàng không cần công bố và cung cấp thông tin cho người khai thác cảng, đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không về đề án và lộ trình phát triển, chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là đối với kế hoạch phát triển và tự cung cấp dịch vụ của các hãng hàng không.
Một kiến nghị rất đáng chú ý khác là việc ACV kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc đảm bảo điều kiện khai thác của các hãng hàng không, đánh giá sự phù hợp của lộ trình phát triển so với đề án ban đầu khi cấp phép.
Ngoài ra, trong trường hợp cấp slot mới hoặc cấp phép dịch vụ mới cho các hãng hàng không, các cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc đánh giá tình trạng hoạt động, trách nhiệm của hãng bay trong việc thực hiện hợp đồng với các đối tác hiện hữu.
ACV đề nghị không xem xét cấp phép cho các hãng bay trong trường hợp vi phạm hợp đồng, chưa hoàn thành thanh toán, trả nợ các đối tác.
“Cơ quan quản lý Nhà nước cần kịp thời thu hồi giấy phép hoạt động hoặc tiến hành giám sát với các hãng bay tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo điều kiện duy trì khai thác có thể gây ảnh hưởng đến hành khách và hoạt động chung của ngành, có khuyến cáo với các đơn vị hoạt động trong ngành để giảm thiểu rủi ro”, lãnh đạo ACV đề xuất.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng quy hoạch cảng hàng không, các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu định hướng về số lượng nhà cung cấp các dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không theo quy mô, sản lượng khai thác.
Đại diện ACV cũng muốn các cơ quan có thẩm quyền khi cấp phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không thì cần xem xét công bố năng lực để các hãng hàng không lựa chọn đối tác phù hợp cũng như để người khai thác cảng thực hiện công tác giám sát, đảm bảo trách nhiệm duy trì dây chuyền khai thác đồng bộ.
Đặc biệt, ACV đề xuất nghiên cứu sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, giao trách nhiệm cho người khai thác cảng đánh giá năng lực, giám sát hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng và có quyền kiến nghị việc dừng hoạt động đối với đơn vị hoạt động không đủ điều kiện.
Được biết, Điều 6 Nghị định số 05/2021/NĐ – CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay đã trao cho người khai thác cảng hàng không có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay thực hiện các giải pháp đảm bảo dây chuyền vận chuyển hàng không đồng bộ, thông suốt; kịp thời thống nhất xử lý, giải quyết những vướng mắc, tồn tại của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quyền và nghĩa vụ nhằm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, chất lượng phục vụ hành khách…
Tuy nhiên, theo lãnh đạo ACV, trong quy trình hiện hành về việc xem xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không lại không để cập đến vai trò của người khai thác cảng.
Tại điểm 1 Điều 65 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định việc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở quy hoạch phát triển hàng không, sân bay.
Trước đây, theo điểm 1 Điều 19 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng có quy định: “điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay”. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Nghị định số 92 thì quy định này đã bị bãi bỏ.
Theo ACV, các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực hàng không là những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đặc biệt phải đảm bảo an ninh, an toàn đồng bộ và sự xuyên suốt trong quá trình phục vụ.
Việc người khai thác cảng không được tham gia ý kiến đối với việc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp tại cảng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện hạ tầng đối với doanh nghiệp mới cung cấp dịch vụ; gây bị động cho người khai thác cảng trong việc điều phối, giải quyết các vướng mắc để đảm bảo chất lượng dịch vụ khi có phát sinh, thay đổi trong hoạt động của các đơn vị tại cảng.
Mặt khác, theo ACV, hiện cũng chưa có quy định cụ thể về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cung cấp dịch vụ hàng không nói chung và dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất nói riêng. Điều này đã làm xuất hiện tình trạng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không đảm bảo trang thiết bị phục vu đồng bộ cho các chuyến bay.
Đây cũng là nguyên nhân buộc các hãng hàng không phải ký hợp đồng riêng lẻ với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ để phục vụ mặt đất cho cùng một chuyến bay dẫn đến phát sinh trường hợp không đảm bảo dây chuyền hàng không đồng bộ, thông suốt.
“Hiện đã xảy ra một số trường hợp các hãng bay khi chưa thanh toán các chi phí dịch vụ cho các đối tác lại được cấp mới bổ sung giấy phép tự cung cấp dịch vụ, dẫn đến khả năng chậm trễ trả nợ, tăng nợ xấu, tạo ra lo lắng, bức xúc và gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động toàn bộ doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ tại cảng”, lãnh đạo ACV thông tin.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành
-
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia -
Tanimex đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi khu công nghiệp Tân Bình -
Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản -
Trước thềm 2025: Thị trường co-working space tại TP.HCM có diễn biến đáng chú ý
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up