Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
AEC mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới
Hữu Tuấn - 19/10/2014 08:47
 
Ông Hoàng Văn Phương, Trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương) nhận định, cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thiết lập, sẽ mở ra cơ hội mới, với những ngành nghề mới cho doanh nghiệp Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam cần một tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm
Vinamilk vào Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN 2014
Vingroup lọt top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN
Mơ hồ về hội nhập, khó giữ thị trường trong nước

Thưa ông, khi thành lập AEC, mỗi nước thành viên ASEAN còn được giữ lại những quyền gì?

Việc hình thành AEC vào năm 2015 được đánh giá sẽ góp phần đưa ASEAN thực hiện 4 trụ cột chính gồm: Cơ bản xóa bỏ hàng rào thuế quan; đạt được mức độ đáng kể trong việc xóa bỏ các hạn chế, phân biệt đối xử trong lĩnh vực dịch vụ đầu tư, di chuyển con người; có một nền tảng vững chắc trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển; đạt được mức độ hội nhập đáng kể với các đối tác FTA và hợp tác sâu sắc với các đối tác đối thoại khác.

  , cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thiết lập, sẽ mở ra cơ hội mới  
  Ông Hoàng Văn Phương, Trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương)  

Về bản chất, AEC là sự kế thừa và phát triển những gì đã có từ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập từ năm 1992. So với sự phát triển của quốc tế, AEC mới đạt thỏa thuận tự do thương mại hàng hóa, từng bước tiếp tục tự do hóa hơn nữa trong lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động. Mỗi nước trong AEC duy trì chính sách thương mại riêng trong quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN.

Ví dụ, các nước vẫn có quyền đánh thuế nội địa như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các nước cũng có quyền quy định về tiêu chuẩn hàng hóa, đưa các biện pháp, vì mục tiêu an toàn sức khỏe con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường... Về lao động, AEC sẽ cho phép các nhà đầu tư, lao động chuyên môn có tay nghề được di chuyển tự do, có điều kiện để tìm kiếm cơ hội đầu tư, cung cứng dịch vụ theo hợp đồng. Nhưng các nước vẫn có quyền quy định riêng về xuất nhập cảnh, về thị trường lao động, về quyền công dân và tạm trú, thường trú...

Khi AEC được thiết lập, điều gì sẽ quyết định cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam?

Khi hoàn thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, ASEAN sẽ trở thành thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung; thuế quan sẽ bị xóa bỏ và các hàng rào phi thuế sẽ được cắt giảm dần; các thủ tục thuế quan và hải quan đơn giản, tiêu chuẩn hóa dự kiến sẽ giúp giảm chi phí giao dịch; các nhà đầu tư ASEAN được tự do đầu tư và các ngành dịch vụ sẽ được mở cửa. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Với 10 quốc gia thành viên, AEC sẽ trở thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD.

Quy mô của thị trường sẽ quyết định cơ hội, khả năng liên kết kinh tế. Ngoài miếng bánh lớn, AEC còn mở ra những ngành nghề mới mà chúng ta chưa từng biết đến hoặc đã biết đến trên thế giới, nhưng chưa xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và ngành đòi hỏi chất xám cao.

Xét về mặt lịch sử , đối với Việt Nam, ASEAN là đối tác quan trọng đứng thứ 3 sau Mỹ, EU và chiếm khoảng 15% tổng thương mại của Việt Nam. ASEAN là đối tác quan trọng đóng góp lớn vào nguồn vốn FDI cho Việt Nam.

Nhiều người lo ngại, doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong AEC. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Tôi cho rằng, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam khi tham gia AEC  là vấn đề cạnh tranh, khi mục tiêu cơ bản của AEC là xóa bỏ các rào cản. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải bơi trong biển lớn hơn. Yêu cầu đặt ra với họ là phải nâng cao năng lực sản xuất, giá trị cung ứng cao hơn… Nếu doanh nghiệp Việt Nam yếu khi họ bước ra thị trường ASEAN, không những không cạnh tranh nổi, mà còn khó cạnh tranh cả ở thị trường nội địa.

Những doanh nghiệp yếu sẽ rất khó tham gia và tận dụng những cơ hội mới mở ra từ các chuỗi cung ứng trong khu vực. Do đó, họ chỉ có thể đi làm gia công, làm thuê cho doanh nghiệp khác. Còn người lao động, nếu không có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn cao, thì khó đảm nhận các vị trí quản lý trong doanh nghiệp, khó trở thành chuyên gia có mức lương cao để tận dụng cam kết lưu chuyển lao động trong ASEAN.

ASEAN 24 đảm bảo xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 ASEAN 24 đảm bảo xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015

() Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, bảo đảm mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng sau năm 2015 sẽ là nội dung thảo luận chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư