
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
-
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ
-
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn
-
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
Các ông lớn Internet Trung Quốc từ Tencent Holdings Ltd. cho tới ByteDance Ltd. lần đầu tiên chia sẻ chi tiết về một số thuật toán mà mình đang sử dụng với chính quyền Bắc Kinh. Đây được đánh giá là động thái chưa từng có tiền lệ với mục tiêu cùng kiểm soát việc lạm dụng dữ liệu người dùng.
Giới chức quản lý Trung Quốc vừa công bố danh sách 30 thuật toán được các doanh nghiệp công nghệ/internet sử dụng nhằm thu thập dữ liệu người dùng, thiết kế nội dung riêng cho từng đối tượng khách hàng, gợi ý các nội dung phù hợp với từng cá nhân và nâng cấp nội dung truyền tải…
Ví dụ, thuật thoán của ByteDance cho phép doanh nghiệp biết người dùng thích hay không thích nội dung nào trên các ứng dụng video ngắn như Douyin - Tiktok phiên bản Trung Quốc, hay Meituan cho biết, thuật toán giúp hãng gợi ý các cửa hàng đồ ăn và tài xế phù hợp dựa trên thời gian đặt hàng và tuyến đường của khách hàng.
Trước đó, vào tháng 3/2022, chính quyền Trung Quốc đã ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp Internet phải công bố các công cụ đang sử dụng đối với dữ liệu người dùng, nhằm kiểm soát việc lạm dụng thông tin cá nhân và quản lý chặt chẽ hơn thị trường tin tức/nội dung internet.
Thực tế, câu chuyện về các thuật toán thu thập dữ liệu người dùng và gợi ý nội dung mang tính cá nhân đối với khách hàng là tâm điểm của các cuộc tranh luận trên toàn cầu. Với việc ban hành quy định yêu cầu công bố thuật toán, Trung Quốc đang tách mình ra khỏi các quốc gia còn lại như Mỹ, nơi mà các ông lớn công nghệ như Meta Platforms Inc (công ty mẹ của Facebook) và Alphabet Inc (công ty mẹ của Google) đã “thắng cuộc” khi bảo vệ được quan điểm: các thuật toán được sử dụng là bí mật kinh doanh.
“Chưa từng có ai truy cập được vào các nội dung chi tiết như vậy. Thuật toán mà các công ty công nghệ đang sử dụng là chìa khoá cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là sức mạnh trên thị trường”, Zhai Wei, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật Cạnh tranh tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Hoa Đông (Thượng Hải) cho biết.
Hiện tại, Cơ quan Quản lý an ninh không gian mạng Trung Quốc mới yêu cầu các thông tin cơ bản từ doanh nghiệp, nhưng không loại trừ khả năng đòi hỏi thêm các chi tiết khác để điều tra việc lạm dụng dữ liệu người dùng.

-
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ -
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Trung Quốc cảnh báo đáp trả các bên hưởng ứng lời kêu gọi cô lập Bắc Kinh -
Trung Quốc ra quy định mới với ô tô có tính năng lái tự động -
Giữa sóng gió thuế quan, giới đầu tư tìm "ngách" mới cho các thương vụ M&A -
Trung Quốc dừng nhập LNG Mỹ, tăng cường nhập khẩu từ Nga
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)