
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán -
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
![]() |
(Nguồn: bloomberg.com) |
“Người khổng lồ” ngành đường sắt của Pháp Alstom ngày 17/2 thông báo họ đang đàm phán để lại mảng kinh doanh đường sắt của tập đoàn Bombardier của Canada.
Trong tuyên bố của mình, Alstom cho biết các cuộc thảo luận đang được tiến hành và họ chưa đưa quyết định cuối cùng.
Thông báo trên của Alstom được đưa ra một năm sau khi Ủy ban châu Âu không chấp thuận nỗ lực sáp nhập giữa doanh nghiệp này với Siemens của Đức, từng được kỳ vọng sẽ tạo ra một công ty đường sắt hàng đầu châu Âu.
Các phương tiện truyền thông đưa tin thỏa thuận trên được Alstom đưa ra thương lượng với Bombardier Transport – nhánh chuyên về lĩnh vực đường sắt của Bombardier có trụ sở tại Berlin, Đức.
Giá trị thỏa thuận này ước vào khoảng 7 tỷ USD.
Bombardier Transport đã công bố doanh thu 8,3 tỷ USD vào năm ngoái và kết thúc năm 2019 với lượng đơn hàng trị giá 35,8 tỷ USD.
Về phía Alstom, doanh thu cho tài khóa 2018-2019 (kết thúc vào ngày 31/3/2019) của doanh nghiệp này đạt 8,1 tỷ USD và lượng đơn đặt hàng 43 tỷ USD.
Theo giới quan sát, đây là một động thái nhằm tăng thị phần của Alstom trong lĩnh vực sản xuất toa xe lửa vốn đang do công ty CRRC thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đứng đầu.
Về phía Bombardier vốn đang chìm trong nợ nần, tập đoàn đã bắt đầu một cuộc tái cấu trúc lớn kể từ năm 2015.
Vào năm ngoái, khi đang vật lộn để duy trì hoạt động trong khi gánh khoản nợ 9 tỷ USD, tập đoàn chế tạo hàng đầu của Canada đã đồng ý bán hết chương trình máy bay khu vực cho Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản với giá 750 triệu USD.
Hồi năm 2018, Bombardier cũng nhượng quyền kiểm soát dòng máy bay phản lực hạng trung CSeries, giờ đổi tên thành A220 – cho Airbus.
Sang đến ngày 13/2 năm nay, Bombardier cho biết họ sẽ bán 33,58% cổ phần còn lại trong chương trình trên cho Airbus và chính quyền tỉnh Quebec - nơi công ty có khoảng 14.000 nhân viên và hỗ trợ khoảng 40.000 việc làm khác.

-
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm -
Ông Mark Carney tái đắc cử Thủ tướng Canada -
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện hạt nhân đạt 200 triệu kilowatt vào năm 2040 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025